- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung
Triệu chứng mang thai ngoài tử cung khác nhau tùy từng thai phụ, phụ thuộc vào thời gian mang thai và vị trí làm tổ của thai. Vị trí phổ biến của thai ngoài tử cung là vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung hoặc trong ổ bụng mẹ.
Thai ngoài tử cung không thể bị phát hiện qua que thử thai mà nó thường được chẩn đoán bằng siêu âm.
Dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung
1. Bụng (xương chậu) bị đau. Cơn đau xuất hiện đột ngột, dai dẳng và nghiêm trọng. Có thể cảm nhận cơn đau ở một bên hoặc lan tỏa trên toàn bụng bầu (khung xương chậu). Thỉnh thoảng, cơn đau còn kèm theo cả nôn. Cơn đau dữ dội hơn khi bạn chuyển động hoặc bị ho.
Các triệu chứng bình thường trong thai kỳ như mệt mỏi, buồn nôn, căng đau ngực vẫn cùng tồn tại.
2. Ra máu âm đạo. Nếu chưa biết chính xác về việc có thai, thai phụ thường nhầm sự ra máu này với ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Máu có màu đỏ hoặc nâu đỏ, giống như màu máu bị khô, với cấp độ từ ít đến nhiều.
3. Cơn đau ở vai. Cơn đau xuất hiện ở vai, đặc biệt là khi nằm xuống. Nguyên nhân là do sự ra máu, cơn đau ở bụng đã ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây đau vai.
Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu như bị shock, bao gồm: yếu ớt, xanh tái, hoa mắt, chóng mặt hoặc bị hôn mê.
Lưu ý: Việc chẩn đoán dấu hiệu thai ngoài tử cung giúp thai phụ biết cách đi khám sớm. Tuy nhiên để kết luận có mang thai ngoài tử cung thật hay không, thai phụ cần làm một số xét nghiệm khác. Thông thường, nếu được phát hiện sớm, thai phụ sẽ giảm tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong, tăng cơ hội giữ lại vòi trứng, tạo điều kiện cho việc có thai lại.
Phòng ngừa thai ngoài tử cung
Tốt nhất, phụ nữ nên hạn chế nạo phá thai, giữ vệ sinh vùng kín tốt. Nên đi khám phụ khoa theo định kỳ và đi khám khi có triệu trứng nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục.
Thai phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai. Nhóm thai phụ có tiền sử mang thai ngoài tử cung hay bị viêm nhiễm vùng kín càng phải chú ý.
Ngọc Huê (Theo Thebabyconer)
- Cảm nhận âm thanh trong bụng mẹ (08:26:00 11/09/2009)
- Ứng phó với hai 'kẻ thù' của giấc ngủ (09:08:00 10/09/2009)
- 4 động tác thể dục trong quý II (08:24:00 10/09/2009)
- Mục đích của siêu âm (07:58:00 09/09/2009)
- Tìm hiểu về sảy thai (08:29:00 08/09/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |