Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
3 câu hỏi về hen suyễn khi mang bầu
09:22:10 18/09/2009
Nếu kiểm soát tốt hen suyễn trong thai kỳ thì chứng bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
3 câu hỏi về chứng hen suyễn dành cho thai phụ, qua tổng hợp từ About:
1. Tôi dùng máy hô hấp để kiểm soát chứng hen suyễn. Cách này có gây hại cho thai nhi không?
Tốt nhất, bạn không nên tự ý dùng máy hô hấp, nên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hen suyễn cho bạn và gợi ý cách điều trị phù hợp. Phần lớn các loại máy hô hấp (dùng để chữa trị hen suyễn) đều an toàn trong thai kỳ. Các bác sĩ tin rằng, do máy hô hấp chỉ sử dụng một lượng thuốc nhỏ và lượng thuốc này đi thẳng vào phổi mẹ nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho biết, nếu không kiểm soát chứng hen suyễn, nó sẽ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Các loại thuốc uống (dạng viên, dạng nước) đều bị cấm, trừ khi chứng hen suyễn quá nghiêm trọng (cần dùng thuốc). Bác sĩ sẽ quyết định xem liệu bạn có cần dùng thuốc chữa hen hay không và nếu có thì dùng thuốc vào thời điểm nào.
2. Mang thai có làm chứng hen suyễn trầm trọng hơn không?
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ở trên. Với một số thai phụ, chứng hen suyễn sẽ nặng hơn khi mang thai; một số trường hợp, giữ nguyên mức độ của bệnh, còn một số trường hợp, bệnh lại thuyên giảm. Nếu chứng hen suyễn nặng hơn thì cũng không phải do ảnh hưởng từ thai kỳ. Nói cách khác, nếu bạn có tiền sử hen suyễn nhẹ thì bệnh sẽ không nặng hơn khi bạn mang thai.
Hen suyễn không phải nguyên nhân để bị cấm mang thai. Tuy nhiên, nếu mắc hen suyễn mạn tính, bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định mang thai.
3. Cách nào để kiểm soát tốt nhất chứng hen suyễn khi mang thai?
Trong thai kỳ, cách tốt nhất để kiểm soát hen suyễn là tránh những yếu tố gây hen; chẳng hạn, chứng dị ứng sẽ làm tăng nguy cơ hen suyễn. Vì thế, thai phụ nên tránh những yếu tố gây dị ứng thì sẽ giảm được nguy cơ hen suyễn. Nếu bị dị ứng với lông chó (mèo), bạn nên tránh nuôi chúng trong nhà. Nếu bị dị ứng với bụi bẩn, bạn nên giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, gối thường xuyên…
>> Phòng tránh hen suyễn khi mang thai
>> Thở nhanh và khó thở khi mang bầu
3 câu hỏi về chứng hen suyễn dành cho thai phụ, qua tổng hợp từ About:
1. Tôi dùng máy hô hấp để kiểm soát chứng hen suyễn. Cách này có gây hại cho thai nhi không?
Tốt nhất, bạn không nên tự ý dùng máy hô hấp, nên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hen suyễn cho bạn và gợi ý cách điều trị phù hợp. Phần lớn các loại máy hô hấp (dùng để chữa trị hen suyễn) đều an toàn trong thai kỳ. Các bác sĩ tin rằng, do máy hô hấp chỉ sử dụng một lượng thuốc nhỏ và lượng thuốc này đi thẳng vào phổi mẹ nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho biết, nếu không kiểm soát chứng hen suyễn, nó sẽ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Các loại thuốc uống (dạng viên, dạng nước) đều bị cấm, trừ khi chứng hen suyễn quá nghiêm trọng (cần dùng thuốc). Bác sĩ sẽ quyết định xem liệu bạn có cần dùng thuốc chữa hen hay không và nếu có thì dùng thuốc vào thời điểm nào.
2. Mang thai có làm chứng hen suyễn trầm trọng hơn không?
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ở trên. Với một số thai phụ, chứng hen suyễn sẽ nặng hơn khi mang thai; một số trường hợp, giữ nguyên mức độ của bệnh, còn một số trường hợp, bệnh lại thuyên giảm. Nếu chứng hen suyễn nặng hơn thì cũng không phải do ảnh hưởng từ thai kỳ. Nói cách khác, nếu bạn có tiền sử hen suyễn nhẹ thì bệnh sẽ không nặng hơn khi bạn mang thai.
Hen suyễn không phải nguyên nhân để bị cấm mang thai. Tuy nhiên, nếu mắc hen suyễn mạn tính, bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định mang thai.
3. Cách nào để kiểm soát tốt nhất chứng hen suyễn khi mang thai?
Trong thai kỳ, cách tốt nhất để kiểm soát hen suyễn là tránh những yếu tố gây hen; chẳng hạn, chứng dị ứng sẽ làm tăng nguy cơ hen suyễn. Vì thế, thai phụ nên tránh những yếu tố gây dị ứng thì sẽ giảm được nguy cơ hen suyễn. Nếu bị dị ứng với lông chó (mèo), bạn nên tránh nuôi chúng trong nhà. Nếu bị dị ứng với bụi bẩn, bạn nên giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, gối thường xuyên…
>> Phòng tránh hen suyễn khi mang thai
>> Thở nhanh và khó thở khi mang bầu
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Cơn co Braxton-Hick (08:17:00 17/09/2009)
- Chứng thủy đậu khi mang bầu (07:59:00 17/09/2009)
- Tiết dịch âm đạo bất thường (08:04:00 16/09/2009)
- Khi trứng bị hỏng (09:14:00 15/09/2009)
- Dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung (08:06:00 14/09/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
3 câu hỏi về hen suyễn khi mang bầu
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo