- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên nhân gây đau bụng bà bầu
Thông thường, các cơn đau bụng là vô hại nhưng cũng có trường hợp, nó cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe.
Dưới đây là những yếu tố liên quan đến đau bụng trong thai kỳ:
1. Thai lạc vị
Xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của nó thường đến sớm, khoảng tuần thứ 4 - thời điểm bạn vừa biết mình mang bầu. Nên đi khám nếu bạn có những biểu hiện: bụng hoặc xương chậu đau nhói, âm đạo ra máu (có màu đỏ hoặc nâu, ra liên tục hoặc cách quãng), các cơn đau trầm trọng hơn khi bạn di chuyển hoặc ho…
Nếu không được can thiệp kịp thời, thai lạc vị có khả năng bị vỡ, đe dọa đến sức khỏe thai phụ.
2. Sảy thai
3. Chuyển dạ sớm
Nên đi khám sớm nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu sau trong quý II hoặc quý III:
- Gia tăng dịch tiết âm đạo hoặc thay đổi dịch (dịch trở nên đặc hoặc có lẫn máu…)
- Âm đạo ra máu nhỏ giọt hoặc như ngày cuối của kỳ kinh.
- Đau bụng, xuất hiện những cơn co cơ kéo dài hơn một giờ đồng hồ, dù không kèm theo đau.
- Tăng áp lực lên khung xương chậu.
- Đau lưng dưới, nhất là bạn chưa từng bị đau lưng bao giờ.
4. Nhau thai bị đứt
Là tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ với nhiều biểu hiện đa dạng:
- Nhau thai bị đứt có khả năng gây ra máu đột ngột và dễ dàng khi quan sát.
- Một số trường hợp khác, ra máu không phải là triệu chứng đầu tiên; thay vào đó, thai phụ sẽ bị vỡ nước ối trước khi có dấu hiệu ra máu.
Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng chung là: tử cung mềm, cơn co cơ thường xuyên và không dứt, giảm hoạt động của thai. Thai phụ nên đi khám sớm nếu phải đối mặt với những biểu hiện kể trên.
5. Tiền sản giật
Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.
6. Nhiễm trùng đường tiểu
Triệu chứng: nhiễm khuẩn bàng quang, đau và nóng rát khi tểu; đau bụng dưới và khó chịu ở xương chậu; tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; nước tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu. Nếu đi khám nếu thai phụ có các biểu hiện kể trên vì nếu không, nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và gây sinh non.
Triệu chứng khi thận đã bị nhiễm khuần: sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên xương sườn (có khi là cả hai bên); nôn và buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu.
Các nguyên nhân ít nguy hiểm hơn
Táo bón: Gây nên tình trạng khó chịu, đau bụng trong một thời điểm nhất định của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc do thai nhi lớn lên, gây sức ép lên dạ dày và ruột, khiến hệ tiêu hóa bị yếu đi.
Căng dây chằng: Dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chẳng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.
Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm. Ngoài ra, cơn đau cũng xuất hiện sau một ngay hoạt động nhiều, sau khi đi dạo hoặc tham gia các bài thể dục. Nên đi khám nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi.
Cơn co Braxton – Hicks: Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 (hoặc trước đó), các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- Tìm hiểu xét nghiệm CVS (08:46:00 13/08/2009)
- Chứng rôm sảy khi mang bầu (21:46:00 11/08/2009)
- Thai chỉ máy một bên bụng mẹ (23:55:00 10/08/2009)
- Kinh nghiệm về thời điểm nên ngừng 'yêu' (23:42:00 10/08/2009)
- Dùng mĩ phẩm gây dị tật thai nhi (10:13:00 10/08/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |