- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chứng nghén đến tận ngày sinh
Chứng nghén đến tận ngày sinh (Hyperemesis Gravidarum - HG) có thể dẫn tới tình trạng mất nước và thiếu dinh dưỡng.
Khoàng 1/1000 thai phụ mắc phải hội chứng HG, tùy cấp độ nặng – nhẹ. HG có thể khiến thai phụ sụt giảm 5% trọng lượng cơ thể thay vì tăng cân ở mức hợp lý.
Điều trị
Tùy vào cấp độ mất nước và hao hụt dinh dưỡng, HG có thể được điều trị hoặc không. Bác sĩ có thể cho thai phụ dùng thuốc chống nôn, nghỉ ngơi trong bệnh viện để truyền nước trong một khoảng thời gian nhất định. Điều quan trọng, bạn nên theo dõi cân nặng, tình trạng nghén của bản thân để kịp thời đi khám sớm.
Ảnh: JupiterImages. |
Giảm sự khó chịu của chứng nghén đến tận ngày sinh:
1. Massage: có tác dụng làm dịu cơn buồn nôn.
2. Nghỉ ngơi hợp lý: cố gắng không nghỉ quá nhiều vì điều đó sẽ làm tăng mức độ stress và khiến thai phụ bị ốm hơn.
3. Ăn, uống riêng biệt: Nên uống giữa các bữa ăn; cũng có thẻ uống trước hoặc sau bữa ăn nửa giờ đồng hồ.
4. Sử dụng vitamin B6 theo chỉ dẫn của bác sĩ: Chúng có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn trong thai kỳ.
Những lưu ý khác
Nếu bạn mắc chứng HG trong lần mang thai đầu thì không có nghĩa là nó sẽ tái phát trong lần mang thai tiếp theo. Bởi vì, mỗi lần mang thai, bạn sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu khác nhau trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cả hai lần mang thai bạn phải đối mặt với chứng HG thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Dưới sự tư vấn của bác sĩ và biết cách sinh hoạt hợp lý, chứng HG thường không gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Dưới đây là câu chuyện về một người mẹ mắc chứng nghén đến tận ngày sinh trong hai lần mang thai: “Tôi phải đối mặt với chứng HG trong lần mang thai đầu, vì thế, tôi đã có chút ít kinh nghiệm. Lần mang thai thứ hai, tôi bị nghén rất nặng, mỗi ngày mất khoảng nửa giờ đồng hồ vì bị nôn, bất kể đó là ban ngày hay ban đêm. Tôi cũng phải nằm viện trong vài ngày vì mất sức nhưng sau đó, sức khỏe của tôi dần khá hơn. Bây giờ, tôi đã sinh bé thứ 2 an toàn và khỏe mạnh.
Lời khuyên dành cho những người mẹ giống như tôi là, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì bạn muốn vì điều đó rất có lợi cho thai. Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước lọc, nước hoa quả tươi để tránh bị mất nước và kiệt sức. Nếu bị sụt cân hoặc nôn nặng, bạn nên đi khám ngay”.
>> Các kiểu nghén lạ
>> Chống nghén hiệu quả
Ngọc Huê (Theo Madeformum)
- Giảm cơn đau do chuột rút (20:10:00 18/08/2009)
- Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện (09:06:00 18/08/2009)
- Tránh nhiễm độc thủy ngân từ hải sản (07:40:00 17/08/2009)
- Nguyên nhân gây đau bụng bà bầu (08:39:00 14/08/2009)
- Tìm hiểu xét nghiệm CVS (08:46:00 13/08/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |