Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
7 gợi ý phòng tránh táo bón
08:53:10 19/05/2009
Thời kỳ đầu hoặc cuối thai kỳ, bạn có thể mắc chứng táo bón nặng hơn. Lý do là vì khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước; cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị 'táo'.
Sau đây là 7 gợi ý để bạn ngăn chặn táo bón trước khi nó kịp xuất hiện, tổng hợp từ Thepregnancyzone.
1. Các món có vị chua
Như sữa chua, nước hoa quả có vị chua tự nhiên như nước bưởi, nước cam… hay các loại canh chua cũng rất có ích trong việc đẩy lùi chứng táo bón.
Có thể lúc đó bạn không “buồn” nhưng nên ngồi thư giãn tinh thần và tập trung vào “chuyện bạn muốn thải độc ra ngoài”, trong vòng 30 phút. Bạn không nên cố "rặn" vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến thai.
Có một thông tin ngạc nhiên như sau: Nếu hôm nay bạn “đi” được, thì ngày mai, bạn cũng sẽ “đi” được vào khoảng thời gian đó. Nếu hôm nay bạn không “đi” được thì ngày mai bạn cũng rất khó để “giải quyết nỗi buồn”.
Tiêu thụ quá nhiều canxi khi “bầu bí” có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón. Nếu sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày, bạn nên cắt giảm tới mức cho phép. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tùy ý bổ sung canxi.
4. Giảm liều lượng sắt
Thừa sắt cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho thai phụ. Bạn nên ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã quy định. Bạn nên uống giãn cách từng lượng nhỏ sắt một, thay vì uống một số lượng lớn tại cũng một thời điểm.
5. Thực đơn nhiều chất xơ
Trong thời gian mang thai, bạn cần 25-30g chất xơ mỗi ngày, có trong rau xanh, hoa quả, bánh mỳ…
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho đường ruột là:
- Thực phẩm giàu vitamin: các loại rau xanh, giá đỗ, các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt… Nho, chuối, đu đủ chín, bưởi và khoai lang là loại quả được biết đến với tác dụng phòng táo bón hữu hiệu.
- Thức ăn nhiều chất bã: hoa quả tươi, nấm, rong biển…
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn hấp thụ chất xơ. Bạn nên tiêu thụ khoảng 10 cốc nước lọc mỗi ngày. Bạn nên loại bỏ những đồ uống không có lợi như trà đặc, cafe.
Sự kết hợp giữa chất lỏng và chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp loại trừ chất cặn bã có trong cơ thể của bạn. Chế độ luyện tập, bị đổ mồ hôi nhiều, thời tiết mùa hè nóng bức là những yếu tố khiến bạn cần nhiều nước hơn cho hệ tiêu hóa.
Những món chè đậu đen, đậu xanh có tác dụng mát lại chứa nhiều nước, cũng thích hợp để chống táo bón trong mùa hè. Nước rau má, rau diếp cá cũng có tác dụng chống nóng trong, phòng táo bón.
Một số quan niệm cho rằng, do nước rau má có vị mát nên uống nhiều có thể gây hỏng thai. Các bác sĩ cho biết, thông tin uống nước rau má (hoặc nước dừa) sẽ sảy thai là thiếu cơ sở khoa học. Tất nhiên, bạn không nên lạm dụng bất kỳ một loại thức ăn nào mà nên sử dụng chúng với tần suất hợp lý.
7. Tập thể dục đều đặn
Thói quen thiếu vận động có khả năng thúc đẩy bạn bị “táo” nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc nhấc (mang, vác) những đồ vật nặng. Những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu bị táo bón khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ hoặc bơi lội để kích thích sự hoạt động của đường ruột. Nếu không thể tập luyện hàng ngày, bạn nên duy trì chế độ tập khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 20-30 phút.
Sau đây là 7 gợi ý để bạn ngăn chặn táo bón trước khi nó kịp xuất hiện, tổng hợp từ Thepregnancyzone.
1. Các món có vị chua
Các bác sĩ định nghĩa, bạn sẽ bị táo bón nếu trong vòng 3 ngày trở lên bạn không thể đi đại tiện. Tuy nhiên, cho dù bạn “đi” được nhưng không thể đẩy hết chất thải ra ngoài - bạn xuất hiện dấu hiệu đau, trướng bụng, đắng miệng… thì bạn vẫn bị xếp vào nhóm thai phụ mắc chứng táo bón. |
2. Kiên trì và đều đặn đi toilet
Có thể lúc đó bạn không “buồn” nhưng nên ngồi thư giãn tinh thần và tập trung vào “chuyện bạn muốn thải độc ra ngoài”, trong vòng 30 phút. Bạn không nên cố "rặn" vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến thai.
Có một thông tin ngạc nhiên như sau: Nếu hôm nay bạn “đi” được, thì ngày mai, bạn cũng sẽ “đi” được vào khoảng thời gian đó. Nếu hôm nay bạn không “đi” được thì ngày mai bạn cũng rất khó để “giải quyết nỗi buồn”.
Ảnh: GettyImages. |
3. Giảm liều lượng canxi
Tiêu thụ quá nhiều canxi khi “bầu bí” có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón. Nếu sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày, bạn nên cắt giảm tới mức cho phép. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tùy ý bổ sung canxi.
4. Giảm liều lượng sắt
Thừa sắt cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho thai phụ. Bạn nên ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã quy định. Bạn nên uống giãn cách từng lượng nhỏ sắt một, thay vì uống một số lượng lớn tại cũng một thời điểm.
5. Thực đơn nhiều chất xơ
Trong thời gian mang thai, bạn cần 25-30g chất xơ mỗi ngày, có trong rau xanh, hoa quả, bánh mỳ…
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho đường ruột là:
- Thực phẩm giàu vitamin: các loại rau xanh, giá đỗ, các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt… Nho, chuối, đu đủ chín, bưởi và khoai lang là loại quả được biết đến với tác dụng phòng táo bón hữu hiệu.
- Thức ăn nhiều chất bã: hoa quả tươi, nấm, rong biển…
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn hấp thụ chất xơ. Bạn nên tiêu thụ khoảng 10 cốc nước lọc mỗi ngày. Bạn nên loại bỏ những đồ uống không có lợi như trà đặc, cafe.
Sự kết hợp giữa chất lỏng và chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp loại trừ chất cặn bã có trong cơ thể của bạn. Chế độ luyện tập, bị đổ mồ hôi nhiều, thời tiết mùa hè nóng bức là những yếu tố khiến bạn cần nhiều nước hơn cho hệ tiêu hóa.
Những món chè đậu đen, đậu xanh có tác dụng mát lại chứa nhiều nước, cũng thích hợp để chống táo bón trong mùa hè. Nước rau má, rau diếp cá cũng có tác dụng chống nóng trong, phòng táo bón.
Một số quan niệm cho rằng, do nước rau má có vị mát nên uống nhiều có thể gây hỏng thai. Các bác sĩ cho biết, thông tin uống nước rau má (hoặc nước dừa) sẽ sảy thai là thiếu cơ sở khoa học. Tất nhiên, bạn không nên lạm dụng bất kỳ một loại thức ăn nào mà nên sử dụng chúng với tần suất hợp lý.
7. Tập thể dục đều đặn
Thói quen thiếu vận động có khả năng thúc đẩy bạn bị “táo” nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc nhấc (mang, vác) những đồ vật nặng. Những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu bị táo bón khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ hoặc bơi lội để kích thích sự hoạt động của đường ruột. Nếu không thể tập luyện hàng ngày, bạn nên duy trì chế độ tập khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 20-30 phút.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Tác dụng xấu của nhân sâm (01:18:00 18/05/2009)
- 5 nguyên nhân gây đau lưng cho bà bầu (10:48:00 16/05/2009)
- Ngải cứu và bà bầu (08:28:00 15/05/2009)
- Hiểu thêm về những lưu ý cho bà bầu (08:38:00 14/05/2009)
- Cảm giác ớn lạnh trong quý I (00:33:00 14/05/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
7 gợi ý phòng tránh táo bón
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo