- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai
Khi phải đứng dậy đột ngột, nhiều thai phụ xuất hiện dấu hiệu bị hoa mắt, chóng mặt.
Nguyên nhân là do: lúc bạn ngồi, máu trong cơ thể dồn xuống phía dưới (nhất là ở khu vực đôi chân). Nếu đứng dậy đột ngột, các mạch máu từ khu vực chân chưa kịp di chuyển lên phần trên của cơ thể. Kết quả, bạn sẽ bị chóng mặt.
Vì vậy, khi ngồi trên giường hoặc trên ghế mà muốn đứng dậy, bạn nên đứng dậy thật từ từ. Bạn có thể đứng im tại chỗ trong vòng vài phút, trước khi bước đi.
Nếu phải đứng lâu trong một chỗ; thỉnh thoảng, bạn cũng nên di chuyển để kích thích tuần hoàn máu. Bạn cũng không nên mặc quần áo hoặc đi tất chật vì chúng sẽ khiến các mạch máu khó lưu thông.
Các yếu tố khác gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi mang thai là:
Nằm ngửa khi ngủ
Sang quý II-III, sự phát triển của thai nhi có thể gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu ở nửa cơ thể dưới. Nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến việc tuần hoàn máu bị gián đoạn. Bác sĩ cho biết, nhiều bà bầu có thói quen nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn, huyết áp giảm. Họ cũng thường bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi hơn sau khi ngủ dậy.
Để ngủ ngon khi mang bầu, bạn nên nằm nghiêng về một bên. Bạn có thể sử dụng vài chiếc gối nhỏ, kê dưới hông, giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn.
Thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn, uống nghèo nàn khi mang bầu sẽ khiến bạn dễ phải đối mặt với tình trạng sụt giảm lượng đường trong máu. Kết quả, bạn sẽ thường xuyên bị hoa mắt, thậm chí có thể bị ngất xỉu.
Ngoài 3 bữa chính trong ngày, bạn nên tăng cường các bữa phụ. Bạn nên lưu ý cân bằng dưỡng chất cần thiết cho người mang thai, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng đói lả.
Tình trạng mất nước khi mang thai cũng khiến bạn bị hoa mắt. Vì vậy, bạn nên uống nước đầy đủ, nhất là khi trời nóng.
Thiếu máu
Đây là hiện tượng cơ thể bạn không cung cấp đủ lượng hồng cầu, oxy cho não và các cơ quan khác. Biểu hiện tiếp theo của chứng thiếu máu là bạn có thể bị đau đầu nhẹ. Nguyên nhân cơ bản của thiếu máu khi mang thai là thiếu sắt. Do đó, bạn nên bổ sung sắt hàng ngày.
Nếu muốn sử dụng viên sắt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Thời tiết quá nóng
Nếu phải ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc tắm nước quá nóng, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, nôn nao. Nguyên nhân là vì hơi nóng khiến các mạch máu giãn ra, gây giảm huyết áp.
Bạn nên tránh tiếp xúc với môi trường quá nóng nực. Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi, tránh tắm nước quá nóng và không ra ngoài trời khi nhiệt độ tăng cao.
Luyện tập quá sức
Chế độ luyện tập quá sức hoặc những căng thẳng trong cuộc sống khiến hơi thở của bạn gấp gáp hơn. Kết quả, bạn sẽ bị chóng mặt.
Bạn nên lưu ý chế độ luyên tập khi mang thai. Nếu bạn thấy hơi hoa mắt, bạn nên ngừng việc luyện tập và nhanh chóng tìm cách nghỉ ngơi. Bạn cũng nên tránh làm việc quá sức, nhất là khi cơ thể mệt mỏi.
Mắc một số chứng bệnh khác
Nhiều thai phụ cảm thấy bắt đầu có dấu hiệu hoa mắt khi bị ho, bị đau lưng, đau đầu, huyết áp thấp hoặc các chứng bệnh về tim mạch. Bạn nên lưu ý với những chứng bệnh này để có thể nghỉ ngơi kịp thời ngay khi bạn vừa có dấu hiệu hoa mắt.
Dấu hiệu nên đi khám
Hoa mắt khi cơ thể bị đói hoặc do thời tiết nóng bức là hiện tượng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu việc hoa mắt tái diễn thường xuyên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu rơi vào một trong những trường hợp sau, bạn cũng nên đi khám.
- Bạn có dấu hiệu hoa mắt sau khi bị chấn thương ở đầu.
- Bạn bị hoa mắt đi kèm với các triệu chứng như đau đầu nghiêm trọng, rối loạn thị giác, ù tai, tim đập nhanh, chân tay tê liệt; bạn bị ra máu, ngất xỉu.
- Giai đoạn đầu mang thai, tình trạng đau bụng đi kèm với dấu hiệu hoa mắt có thể cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Do vậy, bạn cũng nên đi khám sớm.
Ngọc Huê (Theo Womenshealth)
- Ân ái cuồng nhiệt dễ có con hơn (11:20:00 23/03/2009)
- Bà bầu và cách ăn đào hợp lý (15:22:00 21/03/2009)
- Đôi điều cần tránh khi 'bụng đã to' (15:20:00 20/03/2009)
- Chất lượng thai kỳ theo từng độ tuổi (15:47:00 19/03/2009)
- Những tác dụng của quả dứa với bà bầu (14:58:00 18/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |