Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
8 bước kiểm tra sức khỏe khi làm mẹ
16:36:10 10/02/2009
Xét nghiệm máu, đo huyết áp hoặc kiểm tra da liễu… là những hoạt động cần thiết trước và trong thời kỳ thai nghén để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và em bé.
Thông tin tổng hợp từ Parenting.
1. Khám nha khoa
Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về răng lợi có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần. “Sự thay đổi hormone do thai nghén cũng là yếu tố gây viêm nhiễm răng lợi” – Kimberly Harms (nha sĩ thuộc Hiệp hội Nha khoa Hoa kỳ) cho biết.
Nhóm phụ nữ bình thường nên khám nha khoa theo định kỳ 2 lần/năm. Nhóm phụ nữ có kế hoạch mang thai nên khám ngay trước đó. Nhóm thai phụ nên khám nha khoa 2-3 tháng một lần để đề phòng các chứng bệnh răng lợi. “Nếu lợi bạn thường xuyên chảy máu, có dấu hiệu sưng đỏ, bạn nên đi gặp bác sĩ sớm” – Harm gợi ý tiếp. 2. Đo huyết áp và kiểm tra lượng cholesterol
Chỉ số huyết áp và lượng cholesterol trong máu có thể thông báo tình trạng tim mạch và các bệnh liên quan đến tim mạch của con người. “Nhiều người mẹ cho rằng, tim mạch là bệnh của tuổi già; tuy nhiên, nghiên cứu kết luận, những chứng bệnh liên quan đến tim mạch có thể xuất hiện ngay từ độ tuổi 20 cho dù bạn tuân thủ chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, bao gồm dinh dưỡng, luyện tập đều đặn và không hút thuốc lá” – Nieca Goldberg (Trưởng khoa Tim mạch phụ nữ, bệnh viện Lenox Hii, New York) cho biết.
Huyết áp lý tưởng là 120/80 mmHg. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao hoặc thấp hơn một chút cũng không đáng lo ngại. Thay đổi lối sống sẽ góp phần tích cực trong việc ổn định và điều hòa huyết áp.
Quá trình đo huyết áp có thể thực hiện tại nhà qua máy đo cá nhân nhưng để kiểm tra lượng cholesterol, bạn nên đến bệnh viện. Theo thống kê, nhóm phụ nữ trên 30 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, hàm lượng cholesterol cao gấp đôi nhóm phụ nữ ngoài 20.
3. Xét nghiệm máu
Loại xét nghiệm này có thể đánh giá được tình trạng bạch cầu cao cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm; hemoglobin thấp cảnh báo nguy cơ thiếu máu. Tình trạng thiếu máu cũng có thể kèm theo dấu hiệu cơ thể mệt mỏi và những đợt thở ngắn.
Nếu xét nghiệm chứng tỏ bạn thiếu máu, bác sĩ sẽ gợi ý để bạn bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng và viên tổng hợp bổ sung sắt.
4. Khám da liễu
Nhìn bằng mắt thường, bạn cũng có khả năng phát hiện ra những bất ổn với làn da mình. Tuy nhiên, chỉ bác sĩ da liễu mới có kết luận chính xác về nguyên nhân, tình trạng và những tổn thương da mà bạn đang phải đối mặt.
Phần lớn phụ nữ đều có xu hướng thay đổi màu da trong và sau quá trình thai nghén. Hầu hết những thay đổi trên da là bình thường; ngoại trừ một số trường hợp, làn da cần được chăm sóc đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Kiểm tra nhanh lượng đường trong máu
Mục đích của xét nghiệm là chẩn đoán tình trạng tiểu đường thai kỳ. Nhóm thai phụ có tiền sử gia đình mắc chứng tiểu đường, huyết áp cao hoặc béo phì có nguy cao mắc chứng tiểu đường.
50% trường hợp tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể chuyển thành tiểu đường loại 2 trong thời gian sau sinh. Quá trình phòng tránh tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào chế độ ăn uống, luyện tập, một số trường hợp đặc biệt còn liên quan tới việc tiêm insulin.
Nếu bạn mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm A1C, đo lượng gluco và hàm lượng hồng cầu trong máu. Nếu lượng A1C trên 7%, bạn có nguy cơ mắc tiểu đường nặng.
6. Kiểm tra mật độ khoáng trong xương
Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng loãng xương, chứng bệnh ảnh hưởng đến khoảng 8000 phụ nữ Mỹ hàng năm, với biểu hiện xương mỏng và yếu. Loãng xương không chỉ phổ biến với phụ nữ tuổi mãn kinh, mà nó còn xuất hiện ở độ tuổi 35. Nhóm phụ nữ có tiền sử gia đình mắc chứng loãng xương, sử dụng thuốc điều trị giáp trạng, thuốc chữa hen suyễn hoặc chàm cũng có nguy cơ mắc loãng xương ở độ tuổi 30. “Những loại thuốc này thúc đẩy xương dễ gãy” – Melba Ovalle (Phụ trách trung tâm phòng chống loãng xương Chicago, Hoa Kỳ) cho biết.
Nếu cơ thể thiếu hụt canxi trong giai đoạn trước và trong khi mang thai, cấu trúc xương của bạn có nguy cơ mỏng và yếu sớm. Lúc này, bác sĩ có thể giúp bạn phòng tránh nguy cơ gãy xương đồng thời nâng sức chịu đựng của xương bằng việc bổ sung canxi.
7. Khám phụ khoa
Bạn hoặc chồng bạn có thể tiểm ẩn những loại virus gây bệnh vùng kín ngay từ lúc trước kết hôn. Tốt nhất, vợ chồng bạn nên đi khám phụ khoa tổng quát trước khi có kế hoạch sinh bé.
Giang mai, lậu, mụn rộp, chlamydia… cũng có khả năng được ngăn chặn nếu bạn tuân thủ việc khám phụ khoa trước đó. (loại virus gây bệnh vùng kín có khả năng xâm nhập vào thai nhi hoặc làm gia tăng cơ hội sảy thai, chuyển dạ sớm ở người mẹ).
8. Xét nghiệm hormone tuyến giáp
Những dấu hiệu suy giảm tuyến giáp là cảm giác mệt mỏi, hay quên, thay đổi cân nặng, khó ngủ, căng thẳng, stress. Theo thống kê, khoảng 5-10% phụ nữ mắc chứng bệnh rối loạn liên quan đến tuyến giáp.
Nhóm người mẹ sau sinh cũng có nguy cơ mắc chứng rối loạn tuyến giáp. Nếu bạn muốn có bé thứ 2, bạn nên đợi đến khi chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định, tinh thần thoải mái để tránh nguy cơ sảy thai.
Thông tin tổng hợp từ Parenting.
1. Khám nha khoa
Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về răng lợi có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần. “Sự thay đổi hormone do thai nghén cũng là yếu tố gây viêm nhiễm răng lợi” – Kimberly Harms (nha sĩ thuộc Hiệp hội Nha khoa Hoa kỳ) cho biết.
Nhóm phụ nữ bình thường nên khám nha khoa theo định kỳ 2 lần/năm. Nhóm phụ nữ có kế hoạch mang thai nên khám ngay trước đó. Nhóm thai phụ nên khám nha khoa 2-3 tháng một lần để đề phòng các chứng bệnh răng lợi. “Nếu lợi bạn thường xuyên chảy máu, có dấu hiệu sưng đỏ, bạn nên đi gặp bác sĩ sớm” – Harm gợi ý tiếp. 2. Đo huyết áp và kiểm tra lượng cholesterol
Chỉ số huyết áp và lượng cholesterol trong máu có thể thông báo tình trạng tim mạch và các bệnh liên quan đến tim mạch của con người. “Nhiều người mẹ cho rằng, tim mạch là bệnh của tuổi già; tuy nhiên, nghiên cứu kết luận, những chứng bệnh liên quan đến tim mạch có thể xuất hiện ngay từ độ tuổi 20 cho dù bạn tuân thủ chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, bao gồm dinh dưỡng, luyện tập đều đặn và không hút thuốc lá” – Nieca Goldberg (Trưởng khoa Tim mạch phụ nữ, bệnh viện Lenox Hii, New York) cho biết.
Huyết áp lý tưởng là 120/80 mmHg. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao hoặc thấp hơn một chút cũng không đáng lo ngại. Thay đổi lối sống sẽ góp phần tích cực trong việc ổn định và điều hòa huyết áp.
Quá trình đo huyết áp có thể thực hiện tại nhà qua máy đo cá nhân nhưng để kiểm tra lượng cholesterol, bạn nên đến bệnh viện. Theo thống kê, nhóm phụ nữ trên 30 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, hàm lượng cholesterol cao gấp đôi nhóm phụ nữ ngoài 20.
3. Xét nghiệm máu
Loại xét nghiệm này có thể đánh giá được tình trạng bạch cầu cao cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm; hemoglobin thấp cảnh báo nguy cơ thiếu máu. Tình trạng thiếu máu cũng có thể kèm theo dấu hiệu cơ thể mệt mỏi và những đợt thở ngắn.
Nếu xét nghiệm chứng tỏ bạn thiếu máu, bác sĩ sẽ gợi ý để bạn bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng và viên tổng hợp bổ sung sắt.
4. Khám da liễu
Nhìn bằng mắt thường, bạn cũng có khả năng phát hiện ra những bất ổn với làn da mình. Tuy nhiên, chỉ bác sĩ da liễu mới có kết luận chính xác về nguyên nhân, tình trạng và những tổn thương da mà bạn đang phải đối mặt.
Phần lớn phụ nữ đều có xu hướng thay đổi màu da trong và sau quá trình thai nghén. Hầu hết những thay đổi trên da là bình thường; ngoại trừ một số trường hợp, làn da cần được chăm sóc đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Kiểm tra nhanh lượng đường trong máu
Mục đích của xét nghiệm là chẩn đoán tình trạng tiểu đường thai kỳ. Nhóm thai phụ có tiền sử gia đình mắc chứng tiểu đường, huyết áp cao hoặc béo phì có nguy cao mắc chứng tiểu đường.
50% trường hợp tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể chuyển thành tiểu đường loại 2 trong thời gian sau sinh. Quá trình phòng tránh tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào chế độ ăn uống, luyện tập, một số trường hợp đặc biệt còn liên quan tới việc tiêm insulin.
Nếu bạn mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm A1C, đo lượng gluco và hàm lượng hồng cầu trong máu. Nếu lượng A1C trên 7%, bạn có nguy cơ mắc tiểu đường nặng.
6. Kiểm tra mật độ khoáng trong xương
Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng loãng xương, chứng bệnh ảnh hưởng đến khoảng 8000 phụ nữ Mỹ hàng năm, với biểu hiện xương mỏng và yếu. Loãng xương không chỉ phổ biến với phụ nữ tuổi mãn kinh, mà nó còn xuất hiện ở độ tuổi 35. Nhóm phụ nữ có tiền sử gia đình mắc chứng loãng xương, sử dụng thuốc điều trị giáp trạng, thuốc chữa hen suyễn hoặc chàm cũng có nguy cơ mắc loãng xương ở độ tuổi 30. “Những loại thuốc này thúc đẩy xương dễ gãy” – Melba Ovalle (Phụ trách trung tâm phòng chống loãng xương Chicago, Hoa Kỳ) cho biết.
Nếu cơ thể thiếu hụt canxi trong giai đoạn trước và trong khi mang thai, cấu trúc xương của bạn có nguy cơ mỏng và yếu sớm. Lúc này, bác sĩ có thể giúp bạn phòng tránh nguy cơ gãy xương đồng thời nâng sức chịu đựng của xương bằng việc bổ sung canxi.
7. Khám phụ khoa
Bạn hoặc chồng bạn có thể tiểm ẩn những loại virus gây bệnh vùng kín ngay từ lúc trước kết hôn. Tốt nhất, vợ chồng bạn nên đi khám phụ khoa tổng quát trước khi có kế hoạch sinh bé.
Giang mai, lậu, mụn rộp, chlamydia… cũng có khả năng được ngăn chặn nếu bạn tuân thủ việc khám phụ khoa trước đó. (loại virus gây bệnh vùng kín có khả năng xâm nhập vào thai nhi hoặc làm gia tăng cơ hội sảy thai, chuyển dạ sớm ở người mẹ).
8. Xét nghiệm hormone tuyến giáp
Những dấu hiệu suy giảm tuyến giáp là cảm giác mệt mỏi, hay quên, thay đổi cân nặng, khó ngủ, căng thẳng, stress. Theo thống kê, khoảng 5-10% phụ nữ mắc chứng bệnh rối loạn liên quan đến tuyến giáp.
Nhóm người mẹ sau sinh cũng có nguy cơ mắc chứng rối loạn tuyến giáp. Nếu bạn muốn có bé thứ 2, bạn nên đợi đến khi chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định, tinh thần thoải mái để tránh nguy cơ sảy thai.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Tác dụng của mật ong với thai phụ (15:05:00 09/02/2009)
- Nguyên nhân và dấu hiệu sinh non (17:04:00 07/02/2009)
- Tình trạng nghén trong quý III (14:53:00 06/02/2009)
- Chứng Rubella khi mang thai (21:21:00 05/02/2009)
- Quai bị ở bà bầu (15:00:00 04/02/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
8 bước kiểm tra sức khỏe khi làm mẹ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo