- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chế độ thủy, hải sản cho thai phụ
Thủy, hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, không hẳn cứ ăn nhiều là tốt.
Cách ăn hợp lý
Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá hồi… Cá ngừ có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần).
việc sử dụng hợp lý các loại cá chứa lượng thủy ngân thấp trong thời gian mang thai không hề ảnh hưởng đến trí tuệ của thai nhi. Đây là khẳng định thông qua nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Harvad, Hoa Kỳ.
Tránh ăn những loại cá do người thân hay bạn bè bắt được, bạn chỉ nên mua những loại hải sản được kiểm định chất lượng tại siêu thị hay các chợ có uy tín.
Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc.
Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).
Ảnh: GettyImages
Ngoài ra, bạn có thể ăn luân phiên với các loại thủy, hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…
Bà bầu không nên ăn gan (lợn, bò, gà hay các loại dầu gan cá) vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.
Vì cá (tôm, cua...) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua...) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.
Lưu ý khi bảo quản và chế biến
Không nên mua những loại thủy, hải sản mà bao bì đã rách, hỏng, không nhìn rõ hạn sử dụng.
Không mua những loại cá (tôm, cua...) đã được chế biến sẵn và bày bán ở chợ vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.
Khi bạn đi siêu thị, nên chọn mua cá (tôm, cua...) sau cùng để chúng không bị hỏng vì để lâu bên ngoài.
Nên chế biến hoặc bảo quản tủ lạnh những loại thực phẩm bạn mua ngay khi về nhà. Tuyệt đối không dự trữ cá, tôm theo cách ngâm trong nước.
Lợi ích mới của thủy, hải sản
Những bà mẹ ăn cá (tôm, cua...) trong thời gian mang thai có khả năng giảm 72% hội chứng hen suyễn ở bé sau này. Bên cạnh đó, nhóm bà mẹ ăn 1-2 bữa cá (tôm, cua...) một tuần cũng có tác dụng phòng tránh được chứng chàm bội nhiễm ở bé - Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc.
Ngọc Huê (Theo About)
- Rụng tóc khi mang thai (14:49:00 07/11/2008)
- Chăm sóc sức khỏe thai nhi (15:03:00 06/11/2008)
- Phòng tránh tiêu chảy khi mang thai (14:59:00 05/11/2008)
- Chế độ ăn ảnh hưởng nhỏ đến giới tính thai (15:28:00 04/11/2008)
- Lưu ý khi bà bầu muốn tẩy giun (14:48:00 03/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |