Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ấm ức vẫn phải mua đồng phục cho con

08:54:47 27/08/2013

'Nếu không có đồng phục, mình vẫn phải mua quần áo cho con, nhưng tốn cả triệu bạc mà nhận về những bộ may chỉ khá hơn hàng chợ, vải nóng, cứng, không thoát mồ hôi thì hơi bực' - Vy (có con học lớp 1 tại Hà Nội) phàn nàn.

Bé Bo - con Vy đang học tại một trường tiểu học ở Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội). Vy nhẩm tính, năm ngoái đồng phục cho mùa hè (áo cộc tay, quần đùi) là 150.000 đồng/bộ, cho mùa đông (áo dài tay, quần dài) hơn 200.000 đồng, áo khoác mùa đông khoảng 200.000 đồng, rồi bộ thể thao cũng hơn 100.000 đồng. Trường bé mặc đồng phục tất cả ngày trong tuần nên mỗi loại chị phải sắm ít nhất 2 bộ, đề phòng ngày mưa gió hay trời nồm, quần áo giặt không khô kịp.

Các bộ đồng phục này, theo Vy, đa phần đều nóng, cứng, khó thoát mồ hôi. "Người lớn mặc những bộ quần áo chất lượng kém đã khổ, bọn trẻ đang tuổi nghịch ngợm, chạy nhảy nhiều lại càng khổ hơn. Ngày nào con tôi đi học về trông cũng bẩn thỉu như ma lem, mồ hôi dấp dính", Vy tâm sự.

Dù trường cho phép sử dụng lại quần áo cũ của năm trước hay mặc thừa của anh chị, nhưng đầu năm học nào chị Vy cũng phải mua một loạt mới cho con. Chị từng định đăng ký mua size to hơn để tiết kiệm, du di sang năm sau khi con lớn hơn, nhưng trông con lọt thỏm trong bộ quần áo rộng rất xấu, chưa kể quần áo rộng khi bé chảy nhạy rất dễ ngã nên chị đành chấp nhận năm nào mua quần áo năm đấy.

Không phải cha mẹ nào cũng hài lòng với đồng phục của con. Ảnh có tính minh họa: Hoàng Hà.

Chưa hết, tiếng là mặc đồng phục song trông các bé cũng lộn xộn. Cùng là áo trắng nhưng nhiều bé mặc thừa của người này, người kia, năm này năm khác, nên các kiểu dáng không giống nhau, đứa áo màu cháo lòng, đứa áo màu trắng tinh, quần và váy thì mỗi năm một kiểu màu xanh khác nhau.

Cùng băn khoăn về chất liệu đồng phục, anh Đăng có con trai chuẩn bị vào một trường tiểu học ở Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đã đóng hơn 1,5 triệu đồng để mua đồng phục mới cho con gồm 2 bộ cộc tay (180.000/bộ), 2 bộ đồ dài tay (185.000/bộ), một áo khoác mùa đông (185.000 đồng), một bộ thể thao để mặc trong giờ thể dục (185.000 đồng), một bộ complet (440.000 đồng). Con trai chưa nhận quần áo nhưng anh hy vọng với giá tiền ngang bằng quần áo hàng hiệu Việt Nam, đồng phục của bé sẽ được may bằng chất liệu tốt. “Thằng cu nhà mình nghịch lắm, mẹ nó lỡ mua quần áo rẻ tiền thì chỉ vài ngày là nó làm rách, tuột chỉ, hoặc lúc nào cũng mồ hôi đầy người" - anh nói thêm.

Không phải mua đồng phục mùa đông, nhưng một số ông bố bà mẹ ở TP HCM cũng tốn một khoản khá khá để lo quần áo cho con đầu năm học. Có con gái năm nay vào lớp 6 một trường THCS ở quận 1 (TP HCM), chị Minh dự định mua cho bé 3 bộ đồng phục đi học và một bộ đồng phục tập thể dục. Những năm bé học tiểu học, chị vẫn mua 4 bộ để bé mặc thay đổi trong cả tuần nhưng chia tay trường cũ mà bé vẫn dư 2 bộ gần như còn mới nguyên. Tuy nhiên, khi các cô giáo thuyết phục mua cả 4 bộ chị lại tặc lưỡi đồng ý dù một bộ váy áo của bé gần 300.000 đồng.

“Nếu mình cứ cố tình làm phụ huynh đặc biệt rồi con mình được xếp vào diện được theo dõi đặc biệt thì cũng mệt lắm. Đành mua thêm một bộ để vui lòng các cô” - chị Minh cho biết.

Tại một số trường mầm non, dù chỉ mặc đồng phục nửa ngày, vì các bé thường thay quần áo sau bữa trưa, nhưng nhiều bố mẹ vẫn không vui vẻ vì chất lượng vải con mặc hơi nóng.

Chị Mai Anh có con đang học một trường mầm non ở quận  7, TP HCM kể, đồng phục của bé là vải thun, chỉ khoảng 70.000 đồng/bộ, nhưng rất bí hơi và nóng. Bé có hai loại đồng phục, màu trắng pha xanh và màu trắng pha cam, một loại mặc các thứ hai, tư, sáu, một loại mặc các thứ ba, năm, bảy. Vì ở trường mầm non, nếu không mặc đồng phục đi học cũng chẳng bị kỷ luật hay kiểm điểm như ở bậc học phổ thông nên chị thường không cho con mặc. Tuy nhiên, bé Bắp Cải lại không đồng ý, ngày nào cũng đòi mặc để giống các bạn. Thậm chí cô bé còn đòi mẹ mua cặp đồng phục để giống các bạn ở lớp.

Giải thích về chuyện đồng phục cho học sinh dùng loại vải nhiều nylon, cứng và không thấm mồ hôi, hiệu trưởng một trường tiểu học công tại Hà Nội cho biết, khi nhà trường ký hợp đồng với cơ sở may mặc đã được bên cung cấp hàng tư vấn rằng nếu may bằng chất liệu cotton thì giá thành sản phẩm sẽ bị đội lên một chút. Vải nhiều nylon thường dai, ít nhàu nên cơ bản là bền, khó rách hơn vải nhiều cotton. Vải nhiều nylon cũng có ưu điểm là giặt nhanh khô và chóng sạch hơn.

Bà cho biết thêm, vì gia cảnh phụ huynh trong trường không đều nhau, có người giàu người nghèo nên nhà trường luôn tính làm sao để giá đồng phục ở mức thấp nhất. Nếu phụ huynh không thích chất liệu của trường có thể kỳ công một chút là ra ngoài mua vải và tự may rồi cắt dán lại logo của trường vào. Vì thực tế nhà trường chỉ coi trọng màu sắc của các loại trang phục, còn dáng may có thể thay đổi chút đỉnh giữa các học sinh.

Để dung hòa mâu thuẫn giữa phụ huynh và nhà trường trong vấn đề đồng phục của học sinh, ban giám hiệu một số trường tiểu học tại TP HCM như Đinh Tiên Hoàng (quận 1), Trần Quốc Thảo (quận 3)... nhiều năm nay áp dụng cách làm là hạn chế can thiệp vào vấn đề đồng phục. Nhà trường cho phép một đơn vị được mang đồng phục vào trường bán, đặt tủ hàng tại một góc trường trong thời kỳ đầu năm học. Tủ hàng niêm yết giá cả của từng sản phẩm.

Ví dụ, tại trường Đinh Tiên Hoàng, năm học này các loại trang phục từ size 12 đến 15, giá từ gần 70.000 đến gần 120.000 đồng cho một món sản phẩm. Mẫu mã vẫn giống năm ngoái nhưng chất liệu vải được nhà may chọn loại thoáng mát hơn.

Phụ huynh trực tiếp đến tủ hàng đó mua, có thể cho con mặc thử quần áo để chọn ra size phù hợp với dáng bé nhất. Cha mẹ có thể tùy mua bao nhiêu quần (váy) riêng và áo riêng, không nhất thiết phải mua đủ bộ nếu đã có dư ở nhà. Thậm chí nếu không có size phù hợp với bé, bố mẹ có thể ra siêu thị mua trang phục đồng màu (khác kiểu may) và về mua logo của trường dán vào.

Theo VnExpress

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo