- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Tôi "phát điên" vì con được cái này, đòi cái kia
Cháu nhà tôi 3 tuổi nhưng hay nhõng nhẽo. Ví dụ, buổi sáng tôi đưa cháu đi ăn phở thì cháu đòi sang hàng xôi. Sang hàng xôi thì cháu lại đòi tôi sang chỗ bà bán trứng vịt lộn. Tôi cáu thì cháu gào khóc ghê hơn.
Cháu đã đi lớp từ lâu. Các cô khen cháu ở lớp ngoan. Thế mà khi về nhà là đòi cái này, cái nọ, đưa cho cháu thì cháu lại đòi sang cái khác. Nhiều lúc tôi đến “phát điên” với con. Bố cháu cũng bực nhiều lần nên quát cháu. Cháu lại ngoác miệng ra ăn vạ.
Tôi phải làm sao với cháu?
Chuyên viên tư vấn Ngọc Anh (tổng đài tư vấn tâm lý, tình cảm Ngọc Bình 1900 62 11) giải đáp: Nhõng nhèo, đòi hỏi hay ăn vạ được xem là “tâm lý đặc trưng” của lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Bé đòi cái nọ - cái kia có thể là vì muốn được mẹ quan tâm, chú ý tới mình. Đặc biệt, với những bé từ 3 tuổi trở xuống, do ngôn ngữ còn hạn chế, bé chưa biết diễn đạt tốt ý muốn cũng như cảm xúc của mình nên thường trở nên hay hờn, khóc, đòi hỏi.
Khi bé lớn hơn, bé biết diễn đạt tốt bằng lời thì bé có thể nói với mẹ cái bé thích ngay từ đầu. Tất nhiên, đòi hỏi được cái nọ - cái kia cũng còn tùy vào từng bé, có bé hay đòi hỏi hơn những bé khác; tùy vào môi trường giáo dục trong gia đình (bố mẹ, ông bà chiều chuộng thì bé hay đòi hỏi)… Nhiều bé mệt mỏi, bị ốm, cơ thể khó chịu thì cũng hay nhõng nhẽo, đòi hỏi.
Ở trong trường hợp của bạn, bạn nên hỏi và nhất quán ngay từ đầu với bé xem bé sẽ ăn món gì, hay bé thích thứ gì. Nếu bé muốn đổi thì chỉ đổi đến lần thứ hai, chứ không liên tục chiều theo ý bé. Chẳng hạn, trước khi ăn sáng, mẹ có thể chọn sẵn 2 món rồi hỏi bé: “Con thích ăn phở hay ăn cháo?”. Khi đó, bé sẽ được chọn một món hoặc bé nêu ra món mà bé thích, mẹ cũng có thể đồng ý nhưng cần nhắc bé trước là sẽ ăn cháo hôm nay.
Nếu đến hàng cháo, bé đòi món khác thì mẹ có thể:
- Lựa chọn 1: Hỏi bé xem vì sao bé không thích cháo khi vừa nãy đã đồng ý. Nếu bé có lý do chính đáng, mẹ có thể đổi sang món khác cho bé. Nhưng chỉ đổi một lần, nếu tiếp tục đổi, lần sau bé càng đòi hỏi nhiều hơn. Nếu bé không hài lòng với món đã đổi, mẹ tạm thời mặc kệ bé.
- Lựa chọn 2: Mẹ nhắc lại với bé là hai mẹ con đã đồng ý ăn cháo từ đầu. Sau đó, mặc kệ bé.
Ngoài ra, bạn nên thống nhất với chồng trong cách dạy con. Tránh nuông chiều theo mọi đòi hỏi của con. Nên tạo thói quen hỏi ý kiến của con hoặc bố mẹ đưa ra một vài lựa chọn để bé được chọn. Sau đó, nhắc nhở bé là bé đã chọn thứ đó rồi thì không được đòi thứ khác nữa vì có đòi, bố mẹ cũng không đáp ứng.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá khắt khe với bé hay vòi vĩnh, nhõng nhẽo. Bởi như đã nói, bé nhõng nhẽo có thể là để lôi kéo sự yêu thương của cha mẹ.
- Làm sao để con tôi vào mạng an toàn (15:42:00 17/12/2013)
- Những tính cách khó chịu của bé 4-6 tuổi (14:36:00 28/10/2013)
- Dạy con biết phép lịch sự (07:21:00 15/10/2013)
- Hiểu đúng về 'tính ki bo' của bé (15:43:00 04/10/2013)
- 5 câu phản tác dụng bố mẹ hay nói với con (13:53:00 17/07/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |