- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Hiểu đúng về "tính ki bo" của bé
Dưới 4 tuổi, bé vẫn trong giai đoạn hình thành tính cách, nhận biết cái gì của mình, cái gì không, học phân biệt sở hữu, của ai người nấy dùng, tính trật tự cao. Nếu bé không biết cái gì là của mình thì không biết bảo vệ, giữ gìn đồ của mình.
Từ 4 tuổi trở lên, bé mới dần dần sẵn sàng muốn tham gia cùng các bạn, muốn có nhóm chơi, lúc đó không hỏi các bé sẽ mang đồ của mình cho mượn, cho các bạn dùng chung; biết tự động giúp đỡ người khác.
Khi một bé muốn mượn cái gì, việc đầu tiên là bố mẹ hướng dẫn con là học cách hỏi mượn “Bạn cho tớ mượn... một chút nhé?”. Nếu bạn không cho mượn đó là điều bình thường, không khóc, không đòi bằng được. Mình có quyền hỏi, bạn có quyền từ chối. Chuyện đó không có gì sai trái cả. Người lớn cũng không vì thấy em bé hơn khóc mà ép anh chị lớn hơn cho mượn. Cuộc sống không phải lúc nào cũng theo ý mình và bé nên học điều đó từ nhỏ.
|
Với bé được hỏi, nếu thực sự và sẵn sàng muốn cho mượn là tốt, nếu bé không muốn, người lớn cần tôn trọng quyết định của bé. Không ép bé phải cho mượn vì cần phải biết chia sẻ, vì lớn hơn phải nhường. Nếu đó là đồ của bé, bé toàn quyền quyết định với nó (cho mượn hay không chẳng liên quan gì đến tính cách của bé cả, cũng chẳng quyết định sau này bé lớn lên sẽ là người rộng rãi hay không).
Trong gia đình có anh chị em cũng vậy, không phải cứ làm anh chị là phải nhường em, dẫn đến lúc nào em bé cũng đòi, nhiều khi vô lý, đòi vì thấy anh đang cầm, sau khi có được lại ném đi ngay. Không phải em bé thì có quyền được đòi. Nguyên tắc là nếu anh, chị đang dùng chưa xong, em phải đợi. Khi nào anh xong, cất lên giá mới đến lượt em. Hoặc là chỉ được dùng khi anh đồng ý.
Đôi khi chúng ta quên mất anh hay chị của bé cũng chỉ là trẻ con, chưa sẵn sàng để hy sinh vì em, càng không nên phải hy sinh vì em để rồi sau ấm ức và tổn thương khi nghĩ bố mẹ chỉ bênh em, cái gì em đòi cũng được mà không đếm xỉa đến cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, nếu bé được dạy không được phép chung đồ, không cho người khác mượn vì đắt tiền hay vì sợ hỏng thì đó lại là tính ích kỷ được hình thành từ bé sau này không sửa được. Hãy hướng dẫn con cách chơi đúng để không bị hỏng thay vì cấm con chia sẻ với các bạn. Nếu bạn đã nghĩ là đồ đắt tiền và không muốn con cho mượn thì ngay từ đầu không nên cho bé mang ra sân chơi với các bạn khác, vừa khó con mình, vừa khó mọi người xung quanh.
Hãy nói về tính ứng dụng của một món đồ thay vì bạn đã chi bao nhiêu tiền để mua. Đắt tiền không có nghĩa là quan trọng hơn hay có ích hơn với bé mà là con học được gì từ đồ dùng đó. Nếu bạn muốn con cẩn thận với đồ dùng đó hãy nói cho bé biết bạn cảm thấy nó quan trọng như thế nào, nó mang bao nhiêu kỷ niệm ra sao.
Ví dụ: “Con biết không, bố mẹ mua cho con mô hình máy bay đó từ X - một đất nước rất xa, lúc bố mẹ đang ngồi trên chiếc may bay thật đấy. Lúc đó bố mẹ rất nhớ con. Con hãy giữ gìn nó cẩn thận nhé con yêu”. Nếu bạn nói thế, bé sẽ học cách trân trọng quà vì nó mang theo tình cảm của bố mẹ thay vì suy nghĩ phải giữ gìn vì nó đắt tiền. Trẻ trong độ tuổi mầm non chẳng hiểu tiền là gì và đắt là thế nào cả.
Chỉ là cách nói nhưng tác động lên bé hoàn toàn khác. Đôi khi chúng ta quên mất chúng chỉ là bé con. Và điều đáng sợ là tất cả những gì chúng ta nói và làm cho bé hôm nay, sẽ quay vòng lại chính chúng ta, những điều tương tự như thế, nhưng phóng đại lên nhiều lần trong tương lai, khi bé trưởng thành.
Theo VnExpress
- 5 câu phản tác dụng bố mẹ hay nói với con (13:53:00 17/07/2013)
- 7 điều bé cần biết (15:00:00 04/07/2013)
- Dạy con gái thành quý cô thanh lịch (00:00:00 26/06/2013)
- 7 nguyên tắc giúp con sống kỷ luật (18:45:00 25/06/2013)
- Dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời (19:43:00 19/06/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |