Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bé nhà tôi hay tỵ nạnh với em

09:56:10 17/02/2014

Vợ chồng tôi có 2 cháu gái. Cháu đầu 5 tuổi, còn cháu thứ 2 mới gần 6 tháng. Từ hồi có em, cháu đầu nhà tôi rất hay tỵ nạnh em.

Nếu bà nội hay tôi có mua sắm gì cho cháu bé, dù chỉ là hộp sữa thì cháu lớn cũng thắc mắc: “Sao mẹ mua sữa cho em mà không mua cho con?”. Dù tôi giải thích, cháu vẫn hậm hực hoặc dỗi hờn. Thế là lần sau, tôi có mua sữa bột cho cháu nhỏ thì tranh thủ mua luôn lốc sữa tươi cho cháu lớn.

Cháu còn hay chép miệng so bì với em như người lớn: “Măng sướng nhé, được ngủ với mẹ” (vì cháu phải sang ngủ cùng bà) hoặc “Em bao nhiêu đồ chơi đẹp mà con không có gì” (mặc dù cháu cũng nhiều đồ chơi nhưng không bao giờ cho em chơi cùng).

Tôi sợ cháu lớn nhà mình ích kỷ, không biết yêu em. Tôi phải làm sao với cháu lớn nhà mình?

Chuyên viên tư vấn Ngọc Anh (Tổng đài tư vấn tâm lý, chăm sóc con cái 1900 62 11) giải đáp:

Theo các nhà khoa học, khoảng cách tuổi giữa các bé có liên quan đến yếu tố ghen tỵ. Trong đó, hai bé cách nhau từ 2-4 năm thường tạo ra mức ghen tỵ lớn nhất. 

Thói ganh tỵ ở các bé lớn với em mình có thể do bé thấy em được mẹ quan tâm nhiều hơn. Trước khi có em, mọi sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ, ông bà đều là dành cho bé lớn. Từ đó, bé lớn có cảm giác bố mẹ không còn yêu mình hoặc không muốn bố mẹ yêu em nhiều hơn mình. Đây là tâm lý bình thường. Vì thế, những lúc thấy bé lớn đang tự ái, tủi thân, bố mẹ có thể an ủi: “Em bé hơn nên cha mẹ cần chăm em nhiều hơn. Ngày xưa, con cũng vậy mà”. Sau đó, quay sang căn dặn bé em: “Anh (chị) yêu con lắm. Con phải nghe lời anh (chị) nhé”. Làm như vậy, bé lớn sẽ giải tỏa được nỗi ấm ức vì biết cha mẹ còn yêu quý mình. 

Khi anh chị em nảy ra xung đột, cãi vã, cha mẹ nên công bằng và khách quan. Tâm lý chung của phụ huynh là "Con phải nhường em", nên dễ quát mắng, đánh đập bé lớn và về "phe" bé em mà không cần biết nguyên nhân xung đột là thế nào. Bé nào cũng cần được đối xử công bằng, biết hành động thế nào là đúng, thế nào là sai. Cha mẹ cần tìm nguyên nhân “chí chóe” và khéo léo giải quyết.

Bạn cũng nên lưu ý tránh khen bé em mà chê bé lớn. Mỗi bé đều có ưu – nhược điểm riêng. Nếu liên tục khen ngợi bé em với nhiều điểm mạnh hơn sẽ khiến bé chị lại tự ái, “chui vào vỏ ốc”, xa lánh cha mẹ và càng ghét (em) của mình hơn.

Bản thân cha mẹ không cần nhạy cảm quá. Tức là đừng lo, bé lớn hay chí chóe, tỵ nạnh em nghĩa là không có tình yêu với em mình. Thực ra, tình cảm và cách ứng xử của các bé là tự nhiên. Thấy em được cha mẹ yêu hơn thì ấm ức, ghen tỵ - tình cảm tự nhiên không có gì là xấu. Bạn có thể gọi tên cảm xúc cùng con: “Con thấy ấm ức vì mẹ mua áo mới cho em mà chưa mua cho con phải không?”. Sau đó, giải thích lý do vì sao bé lớn chưa được mua áo mới. Cuối cùng, vỗ về bé lớn rằng bố mẹ yêu cả hai con, không có chuyện yêu em hơn, chỉ là em còn nhỏ nên cần được quan tâm nhiều hơn.

Ngay từ nhỏ, để tăng tình cảm giữa hai bé, bạn nên để bé lớn được chăm em dưới sự giám sát của phụ huynh. Bạn không nên quát mắng không cho bé lớn đụng vào em hoặc đùa nghịch với em. Chỉ cần cha mẹ hướng dẫn và luôn để mắt tới là hai bé biết chơi với nhau an toàn. Bé lớn sẽ ý thức được, đó là em của mình, bản thân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với em. 

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo