- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
8 cách nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho bé
Trí tưởng tượng giúp bé giải quyết tốt vấn đề và đối mặt với nhiều thách thức sau này.
Dưới đây là 8 gợi ý giúp mẹ nuôi dưỡng trí tưởng tượng và tư duy cho bé thật vui và bổ ích:
1. Truyền cảm hứng thích sách cho bé
Đọc sách, truyện không chỉ là cách giúp bé trau dồi ngôn ngữ mà còn tăng cường trí tưởng tượng cho bé. Mẹ nên chọn những cuốn sách thiếu nhi có hình ảnh rực rỡ, to, ít chữ vì chúng hợp với bé mầm non. Khi kể truyện hay đọc sách cho bé, mẹ nên kết hợp với chỉ hình ảnh minh họa trong sách cho bé thấy. Dần dần, bé có thể biết hóa thân vào các nhân vật, giả giọng các con vật có trong sách.
2. Tự sáng tác truyện
Thỉnh thoảng mẹ hãy để cho bé yêu được tự kể những câu chuyện theo trí tưởng tượng bay bổng của bé.
3. Hát, gõ hay đánh đàn
Hãy cho bé của bạn những đồ chơi âm nhạc, nhảy cùng bé trong một bản nhạc sôi động hoặc cùng bé yêu hát những bài hát ngây thơ. Đây là những cách khuyến khích bé yêu âm nhạc, đồng thời kích thích trí tưởng tượng trong bé.
4. Hạn chế thời gian với tivi, máy tính, ipad
Để rảnh tay thì không ít cha mẹ đã cho bé tiếp xúc với đồ điện tử từ sớm như cho bé xem tivi, chơi game trên ipad, điện thoại… nhưng các chuyên gia khuyên cha mẹ nên hạn chế việc này. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra lời cảnh báo, phụ huynh không nên cho bé dưới 2 tuổi xem tivi. Với bé lớn hơn, thời gian để bé tiếp xúc với tivi, máy tính chỉ nên dừng lại ở 30 phút mỗi ngày.
5. Chơi đóng kịch cùng bé
Chơi đóng kịch, chơi đồ hàng… giúp bé phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội cũng như giúp bé khám phá những cảm xúc như sợ hãi, buồn bã, lo lắng.
6. Chấp nhận ý thích của bé
Các bé đôi khi có những hành động khiến cha mẹ không sao hiểu nổi. Chẳng hạn, bé gái của bạn thích khoác một chiếc áo choàng công chúa kèm vương miện tới lớp mẫu giáo.Với người lớn, chuyện này thật không bình thường nhưng các bé lại không nghĩ vậy. Có thể hôm nay khi đi lớp, bé đang tưởng tượng mình là công chúa và điều này không có gì phải lo.
7. ‘Chào đón’ người bạn tưởng tượng của bé
Điều bình thường trong sự phát triển của các bé là có một vài người bạn tưởng tượng. Các chuyên gia nhận ra rằng, có mối liên quan giữa sự sáng tạo, kỹ năng xã hội của bé với cách mà bé đối diện với nỗi sợ hãi hay lo lắng. Cha mẹ cũng không nên bực khi bé làm điều gì đó có lỗi rồi đổ tội cho một người bạn nhồi bông hay đồ chơi nhựa của bé.
8. Đưa giới hạn
Thỉnh thoảng cha mẹ nên cho bé thấy có những điều bé tưởng tượng đã vượt quá giới hạn.
Phương Thảo
- Bé nhà tôi hay tỵ nạnh với em (10:02:00 17/02/2014)
- Tôi 'phát điên' vì con được cái này, đòi cái kia (17:16:00 29/12/2013)
- Làm sao để con tôi vào mạng an toàn (15:42:00 17/12/2013)
- Những tính cách khó chịu của bé 4-6 tuổi (14:36:00 28/10/2013)
- Dạy con biết phép lịch sự (07:21:00 15/10/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |