- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
5 dạng nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục ở người mẹ sau sinh.
>> Tắm và vệ sinh vùng kín sau sinh
>> Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
>> Rạch tầng sinh môn và cách chăm sóc sau sinh
Nguyên nhân
- Do khâu khử trùng không tốt trong quá trình sinh nở.
- Do chuyển dạ kéo dài; ối vỡ sớm.
- Do rách cổ tử cung, tầng sinh môn nhưng không được xử lý đúng cách.
- Vùng kín của người mẹ đã bị nhiễm khuẩn trước và trong quá trình sinh con.
- Do vệ sinh vùng kín sau sinh không đúng cách.
5 hình thức nhiễm khuẩn hậu sản
1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ và cổ tử cung:
Đây là hình thức nhẹ nhất với các triệu chứng:
- Chỗ khâu tầng sinh môn viêm tấy, đau, có mủ.
- Sốt nhẹ và sốt vừa.
Điều trị: Vệ sinh vùng kín đúng cách.
- Cắt chỉ nếu vết khâu tầng sinh môn bị phù nề.
- Sản phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh và thuốc co hồi tử cung.
2. Viêm nội mạc tử cung:
Đây là dạng viêm nhiễm hay gặp và dễ dẫn tới nhiều biến chứng sau sinh.
Nguyên nhân: Sót nhau.
- Nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ kéo dài.
- Các thủ thuật đỡ thai không vô khuẩn.
Triệu chứng: Sốt xuất hiện ở sản phụ 3-4 ngày sau sinh.
- Sản phụ mệt mỏi, mạch đập nhanh.
- Sản dịch hôi, có mủ hoặc lẫn máu.
Điều trị: Sản phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh.
3. Viêm tử cung:
Đây là tình trạng hiếm gặp.
Nguyên nhân: Sót nhau.
- Nhiễm khuẩn ối.
- Sản dịch không thoát ra được.
Triệu chứng: Xuất hiện sau sinh khoảng 7-10 ngày, sản phụ bị sốt cao, nhiễm trùng nặng, sản dịch hôi thối.
Điều trị: Có thể phải điều trị kháng sinh liều cao. Nếu biến chứng nặng, sản phụ có thể phải cắt một phần tử cung.
4. Viêm dây chằng:
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn lây lan từ tử cung ra dây chằng quanh âm đạo, trực tràng, vùng thắt lưng.
Triệu chứng: Sau 8-10 ngày sau đẻ, người mẹ thấy mệt mỏi, sốt, sản dịch hôi, tử cung co hồi chậm.
Điều trị: Sản phụ được chỉ định dùng kháng sinh. Trường hợp nặng, sản phụ phải cắt một phần tử cung.
5. Nhiễm khuẩn máu:
Đây là tình trạng nặng nhất, có nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân: Do vỡ tử cung hoặc do nạo, phá thai to.
Triệu chứng: Nhiễm trùng nặng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh. Sản phụ sốt cao, rét run, thiếu máu, sản dịch có mủ, hôi.
Điều trị: Sản phụ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ một phần tử cung.
Phòng tránh
Khi có thai và sinh nở, người mẹ nên tới những bệnh viện uy tín để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Sau khi sinh, nếu thấy có những dấu hiệu (sốt, mệt, sản dịch có mùi hôi…) thì người mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Các món có lợi cho sản phụ (20:12:00 27/03/2013)
- Hiểu đúng về kiêng sau sinh (14:41:00 25/03/2013)
- Nguyên nhân, khắc phục lãnh cảm sau sinh (14:06:00 25/03/2013)
- Cách thông tắc tia sữa (09:45:00 23/03/2013)
- Rạn da sau sinh (08:10:00 22/03/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |