- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Gian nan giữ ấm cho con trời lạnh
Hễ mùa đông là cu Teddy (2 tuổi) nhà Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) húng hắng ho, hắt hơi và sổ mũi. Để biết cu con nóng – lạnh quá mà điều chỉnh quần áo cho phù hợp với Hiền cũng chẳng dễ. Có khi sờ đầu Teddy, Hiền thấy con mướt mồ hôi trong khi bàn tay, bàn chân lại lạnh ngắt.
>> Đủ cách giữ ấm ban đêm cho con
>> Các 'chiêu' tắm cho con ngày rét
“Khổ nhất là những lúc trời trở gió mùa mà trong phòng lại ấm. Mình lôi con ra mặc áo len, gilet bông, đi tất xù, quần len rồi đội cả mũ len. Cu cậu chạy nhảy một lúc, mình mới tá hỏa vì đầu con sũng mồ hôi như mới gội. Vội vã thay quần áo cotton, tất mỏng và bỏ mũ len thì một lát, lại thấy con hắt hơi, xịt mũi” – Hiền kể.
Hiền cho biết, mình rất “ham” sắm quần áo nên áo thun, áo len, áo phao rồi áo nỉ, quần cotton, quần lông… chẳng thiếu cho con. Tuy nhiên, có khi mẹ phải loay hoay một hồi vì không biết mặc thứ gì cho con không bị nóng mà cũng không bị lạnh. Có buổi sáng, Hiền mất 3-4 lần thay quần áo cho con mà cu con vẫn ho hoặc toát mồ hôi.
“Chẳng đêm nào mình ngủ được ngon vì đắp chăn thì nửa đêm con nóng quá nên quấy khóc. Sờ vào thì thấy người con nóng bừng, đầy mồ hôi. Hoặc không thì cu cậu hất chăn nên khi mẹ sờ đã thấy chân tay con lạnh toát” – Hiền bộc bạch.
Hiền bảo, có lần thấy con khóc, giỗ được con thì mẹ cũng hết hồn vì “con lạnh ngắt như miếng thịt trong tủ đá”. Mặc dù Hiền đã cẩn thận mặc áo dài tay rồi lồng bên ngoài áo gilet nhưng ban đêm trời trở lạnh đột ngột, con tung mất chăn từ bao giờ mà bố mẹ vẫn không hề biết.
Cùng cảnh, để giữ cho bé Tina (18 tháng) nhà mình luôn đủ ấm trong mùa đông, với Ngân cũng là bài toán khó.
“Bé gái nhà mình hiếu động lắm. Nhiều mồ hôi, lại hay tự lột bỏ mũ, tất nên mặc ít thì sợ con lạnh mà mặc nhiều lại lo con bí bách” – Ngân chia sẻ.
Khi trời lạnh, Ngân hạn chế đưa con ra ngoài, chỉ để con chơi trong phòng kín, ấm. Nhưng khi bố mẹ mặc áo khoác mà cũng cho Tina mặc áo khoác thì thể nào, bé cũng đỏ bừng mặt rồi toát mồ hôi đầu vì nóng, sau một hồi chạy chơi. Thành thử, Ngân luôn phải để ý tới con. Thỉnh thoảng, bố mẹ chạy ra bỏ mũ rồi sờ xem đầu con có mồ hôi không. Nếu thấy con đỏ mặt hoặc có mồ hôi thì phải nới bớt áo, khăn, mũ. Nhưng khổ nỗi nhiều khi vừa cởi bớt áo, bỏ khăn, mũ thì Ngân thấy môi con tím lại rồi hắt hơi liên tục.
“Có khi vợ chồng mình cãi vã vì chuyện mặc hay cởi bớt áo cho con. Mình sợ con nóng vì đổ mồ hôi nên cởi bớt áo, còn chồng mình khăng khăng, trẻ con do hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên đứa nào cũng đầy mồ hôi. Anh ấy bảo con nó đồ mồ hôi nhưng vẫn lạnh, nên không được cởi áo. Vợ chồng mỗi người mỗi ý nên cứ đôi co với nhau suốt” – Ngân bộc bạch.
Để bé đủ ấm mùa lạnh
Trời trở lạnh cũng là lúc những bệnh ở bé dễ tái phát như ho, cảm, sổ mũi, viêm mũi… Việc giữ ấm cho bé trong mùa đông được các mẹ đặc biệt quan tâm.
Với những bé còn nhỏ, chưa vận động nhiều nên chuyện giữ ấm cho bé dễ dàng hơn. Với những bé đã biết đi, chạy nhảy thì vận động cơ thể chính là cách để bé giữ ấm hiệu quả. Khi vận động, thân nhiệt ở bé tăng lên, bé thấy nóng người, thậm chí toát mồ hôi. Do đó, bé vẫn cần được mặc đủ quần áo ấm nhưng không nên nhiều quá. Bởi bé sẽ bị đồ mồ hôi, gây cảm giác lạnh, dễ làm bé bị hắt hơi, sổ mũi.
Giữ ấm cho bé khi ở trong phòng ấm và khi ra ngoài trời cũng không như nhau. Nhiệt độ bên ngoài bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ trong phòng, chưa kể thêm gió mùa, mưa phùn nên sẽ khiến bé dễ bị lạnh. Nên hạn chế cho bé ra ngoài khi trời rét đậm, nhất là khi có mưa phùn. Nếu phải ra ngoài thì nên giữ ấm toàn bộ cơ thể cho bé, mặc áo ấm, đi giày, đi tất, quàng khăn, đội mũ, đi găng tay… và che ô để bé không bị dính nước mưa. Khi bé mới từ bên ngoài vào nhà thì nên cởi bỏ bớt quần áo cho bé vì trong nhà đã ấm hơn.
Khi bé ngủ, bé cũng dễ bị lạnh do nhiệt độ ban đêm thường xuống thấp. Hoặc bé đạp tung chăn mà bố mẹ không biết. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên vì sợ con bị lạnh mà mặc áo khoác dày và đắp nhiều chăn cho bé khi ngủ vì nóng và bí bách quá sẽ làm gián đoạn giấc ngủ ngon của bé. Kinh nghiệm là phụ huynh có thể mặc hai lớp áo lót rồi đến áo gilet bên ngoài, giúp giữ ấm ngực cho bé. Cha mẹ cũng có thể sử dụng túi ngủ cho bé để không còn lo bé bị lạnh khi đạp chăn.
Cha mẹ có thể quằng khăn cho con vì phần cổ dễ bị nhiễm lạnh nhưng nên chọn khăn mỏng, mềm để bé dễ chịu khi ngủ. Nếu thấy bé đổ mồ hôi do vận động thì không nên vội vã cởi quần áo của bé ra ngay mà chỉ nên tạm thời bỏ khăn, mũ, bỏ bớt áo khoác cho bé. Để bé trong phòng ấm, kín gió. Sau đó, lau khô mồ hôi cho con, chờ một chút mới mặc thêm áo khoác hay đội mũ, quàng khăn.
Ngọc Bình
- Bị vợ giận vì mê thể thao (22:22:00 24/12/2012)
- Chồng chỉ lén chu cấp cho anh em ruột (22:29:00 23/12/2012)
- Trị chồng nóng tính (10:19:00 21/12/2012)
- Mất lòng tin vì vợ giấu giếm mua sắm (11:22:00 20/12/2012)
- Bé thích xưng hô ‘mày – tao’ (11:05:00 20/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |