Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Bé thích xưng hô ‘mày – tao’
11:05:00 20/12/2012
Bực cu Bi (3 tuổi) không chịu thu dọn đồ chơi, Nhâm ‘tịch thu’ luôn chiếc xe cứu hỏa nhựa màu đỏ đang ở trên tay con. Cu Bi giang tay tát vào mặt mẹ, nói hỗn: ‘Mày thích chết không’. Sẵn cơn bực, Nhâm lao vào tét con khiến cả nhà náo loạn.
>> Bé chửi bậy vì bắt chước ông bà
“Cháu nhà tôi dạo này rất hay xưng hô ‘tao – mày’, mặc dù hai vợ chồng tôi luôn ý thức về lời ăn tiếng nói trước mặt con. Nhưng có lẽ cháu bị nhiễm từ cậu anh họ 6 tuổi ở kế bên nhà tôi” – Nhâm kể.
Nhâm cho biết, ngày nào cu Bi cũng chơi cùng cậu anh họ tên Hổ. Cu anh nghịch ngợm, nóng nảy, trong khi cu em cũng chẳng kém cạnh. Hổ có cả hộp xếp hình robot, siêu nhân với cả trăm mảnh ghép nhỏ. Mỗi khi thấy anh ngồi tỉ mỉ ghép ghép, lắp lắp là cu Bi lao tới “phá đám” khiến anh tức giận, chửi em là “Mày thích chết không?”. Có lần, sang nhà anh chơi, Bi lấy bút vẽ bậy vào sách nên bị anh Hổ đánh và đuổi về.
Nhắc nhở cu anh, cu em liên tục nhưng tình hình chẳng mấy được cải thiện. Nhâm cũng không thể vì chuyện trẻ con này mà không cho cu Bi chơi với anh họ của con. Lâu dần, Bi bị nhiễm thói xưng hô “mày – tao” từ anh Hổ, nhất là đang tức giận thì bất kể là ông bà, cha mẹ, người lớn… Bi cũng lao tới cào cấu, tát và nói hỗn. Thậm chí, kể cả lúc hai mẹ con đang vui chơi, Bi hứng chí nên buột miệng bảo mẹ: “Xếp hình của ‘mày’ đi” hoặc khi nghe tiếng mẹ gọi, Bi ngó nghiêng rồi bảo: “Ai gọi tao đấy”…
Những lúc như thế, Nhâm chia sẻ, vợ chồng cô phải nhẹ nhàng nhắc con vì suy cho cùng, cu Bi còn bé, chưa hiểu biết mà chỉ nói bắt chước anh họ. “Tôi phải nghiêm khắc bảo con ‘Con không được nói ‘mày – tao’, nói thế là hỗn đấy, mẹ không yêu đâu. Phải nói là ‘mẹ’ và ‘Bi’ chứ, con quên à’ thì cu cậu cười hì hì bào chữa: ‘Mẹ gọi Bi à?’” – Nhâm bộc bạch.
Tuy nhiên những lúc nóng giận, lại thấy con nói hỗn nên Nhâm không đủ bình tĩnh nên hay đánh đòn con. Uốn nắn lời ăn tiếng nói cho bé
Các bé ở tuổi mầm non do chưa ý thức được hết ý nghĩa của ngôn ngữ nên bé nói đẹp hay nói hỗn có thể do bắt chước người thân hoặc do bé nghe được ở đâu đó. Khi đó, cha mẹ cần kiên trì uốn nắn cho con thật nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc. Tránh nóng vội vì nhắc nhở một vài lần, bé chưa thể vâng lời ngay được. Còn nếu đánh đòn quá nhiều thì sẽ phản tác dụng đối với con.
Khi thấy con xưng hô “mày – tao”, cha mẹ ngay lập tức:
- Chú ý tới bé. Cúi xuống ngang bằng với con, nhìn nghiêm túc vào mắt con, nhắc nhở: “Con không được nói ‘mày - tao’. Nói thế là không ngoan đâu”.
- Hướng cho bé tới cách xưng hô đúng đắn. Ví dụ: “Bi là Bi chứ, không phải là ‘tao’”. Sau đó, bé sẽ nhanh chóng sửa lại câu vừa nói.
- Động viên và khen ngợi khi bé nói lịch thiệp. “Đúng rồi, Bi ngoan quá. Đây là mẹ, đây là Bi. Không phải ‘mày – tao’ đâu”.
Ngoài ra, cha mẹ cũng chú ý cho dù nóng nảy đến mấy cũng không được xưng hô “mày – tao” với bé. Nếu không, mọi cách dạy con coi như không có tác dụng, vì bé học hỏi và sao chép từ ngữ, hành động cũng như việc làm của cha mẹ. Ngoài cha mẹ, cũng cần thống nhất với người nhà, ông bà xưng hô lịch thiệp với bé và các thành viên phải thống nhất cách xưng hô với nhau.
Không bao giờ được “cổ súy” khi bé xưng hô “mày – tao” hoặc để bé tự do dùng cách nói này với những em bé ít tuổi hơn bé.
Nếu anh chị em ruột (hay anh chị em họ, bạn bè của bé) xưng hô “mày – tao” thì bé có thể nhanh chóng bị nhiễm ngôn ngữ xấu này. Khi đó, cha mẹ nên:
- Ngay lập tức chú ý tới hai bé và nhắc nhở bé vừa nói hỗn. Hướng cho bé cách xưng hô đúng đắn như ở gợi ý trên.
- Để anh (chị) xin lỗi bé em vì: “Anh nỡ lời nên nói Bi là ‘mày’. Anh xin lỗi nhé. Từ nay anh không nói thế đâu”.
- Cha mẹ nhấn mạnh với bé là: “Anh nỡ lời nên anh xin lỗi con rồi. Con tha lỗi cho anh nhé. Hai anh em chơi ngoan, không gọi nhau là ‘mày – tao’ nhé. Đây là anh, còn đây là em mà”. Tiếp đến, cha mẹ làm hòa để hai bé chơi vui vẻ với nhau.
- Nếu có xung đột thì tạm thời tách hai bé ra và nhấn mạnh: “Con phá xếp hình của anh là không đúng rồi. Anh nói bậy với con cũng là sai. Từ sau, con không phá xếp hình của anh nữa. Còn anh không được gọi em là ‘mày’ nữa nhé”.
Nếu khi bé tức giận hoặc bị ai đó trêu mà nói hỗn, cha mẹ cũng nên nhanh chóng giúp bé phân biệt đâu là lời nên nói, đâu là lời không được. Ví dụ:
- “Mẹ biết con đang tức nhưng không được gọi mẹ là ‘mày’. Con phải bảo là: ‘Mẹ đừng tịch thu ôtô của con. Con sẽ thu dọn đồ chơi ngay”.
- “Anh chỉ trêu con thôi mà. Nếu con không thích thì con bảo ‘Anh đừng trêu Bi. Bi không thích đâu”…
Tùy hoàn cảnh, cha mẹ nên hướng cho bé cách ăn nói đúng đắn và hợp lý để bé dần dần biết cách áp dụng.
>> Bé chửi bậy vì bắt chước ông bà
“Cháu nhà tôi dạo này rất hay xưng hô ‘tao – mày’, mặc dù hai vợ chồng tôi luôn ý thức về lời ăn tiếng nói trước mặt con. Nhưng có lẽ cháu bị nhiễm từ cậu anh họ 6 tuổi ở kế bên nhà tôi” – Nhâm kể.
Nhâm cho biết, ngày nào cu Bi cũng chơi cùng cậu anh họ tên Hổ. Cu anh nghịch ngợm, nóng nảy, trong khi cu em cũng chẳng kém cạnh. Hổ có cả hộp xếp hình robot, siêu nhân với cả trăm mảnh ghép nhỏ. Mỗi khi thấy anh ngồi tỉ mỉ ghép ghép, lắp lắp là cu Bi lao tới “phá đám” khiến anh tức giận, chửi em là “Mày thích chết không?”. Có lần, sang nhà anh chơi, Bi lấy bút vẽ bậy vào sách nên bị anh Hổ đánh và đuổi về.
Nhắc nhở cu anh, cu em liên tục nhưng tình hình chẳng mấy được cải thiện. Nhâm cũng không thể vì chuyện trẻ con này mà không cho cu Bi chơi với anh họ của con. Lâu dần, Bi bị nhiễm thói xưng hô “mày – tao” từ anh Hổ, nhất là đang tức giận thì bất kể là ông bà, cha mẹ, người lớn… Bi cũng lao tới cào cấu, tát và nói hỗn. Thậm chí, kể cả lúc hai mẹ con đang vui chơi, Bi hứng chí nên buột miệng bảo mẹ: “Xếp hình của ‘mày’ đi” hoặc khi nghe tiếng mẹ gọi, Bi ngó nghiêng rồi bảo: “Ai gọi tao đấy”…
Những lúc như thế, Nhâm chia sẻ, vợ chồng cô phải nhẹ nhàng nhắc con vì suy cho cùng, cu Bi còn bé, chưa hiểu biết mà chỉ nói bắt chước anh họ. “Tôi phải nghiêm khắc bảo con ‘Con không được nói ‘mày – tao’, nói thế là hỗn đấy, mẹ không yêu đâu. Phải nói là ‘mẹ’ và ‘Bi’ chứ, con quên à’ thì cu cậu cười hì hì bào chữa: ‘Mẹ gọi Bi à?’” – Nhâm bộc bạch.
Tuy nhiên những lúc nóng giận, lại thấy con nói hỗn nên Nhâm không đủ bình tĩnh nên hay đánh đòn con. Uốn nắn lời ăn tiếng nói cho bé
Các bé ở tuổi mầm non do chưa ý thức được hết ý nghĩa của ngôn ngữ nên bé nói đẹp hay nói hỗn có thể do bắt chước người thân hoặc do bé nghe được ở đâu đó. Khi đó, cha mẹ cần kiên trì uốn nắn cho con thật nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc. Tránh nóng vội vì nhắc nhở một vài lần, bé chưa thể vâng lời ngay được. Còn nếu đánh đòn quá nhiều thì sẽ phản tác dụng đối với con.
Khi thấy con xưng hô “mày – tao”, cha mẹ ngay lập tức:
- Chú ý tới bé. Cúi xuống ngang bằng với con, nhìn nghiêm túc vào mắt con, nhắc nhở: “Con không được nói ‘mày - tao’. Nói thế là không ngoan đâu”.
- Hướng cho bé tới cách xưng hô đúng đắn. Ví dụ: “Bi là Bi chứ, không phải là ‘tao’”. Sau đó, bé sẽ nhanh chóng sửa lại câu vừa nói.
- Động viên và khen ngợi khi bé nói lịch thiệp. “Đúng rồi, Bi ngoan quá. Đây là mẹ, đây là Bi. Không phải ‘mày – tao’ đâu”.
Ngoài ra, cha mẹ cũng chú ý cho dù nóng nảy đến mấy cũng không được xưng hô “mày – tao” với bé. Nếu không, mọi cách dạy con coi như không có tác dụng, vì bé học hỏi và sao chép từ ngữ, hành động cũng như việc làm của cha mẹ. Ngoài cha mẹ, cũng cần thống nhất với người nhà, ông bà xưng hô lịch thiệp với bé và các thành viên phải thống nhất cách xưng hô với nhau.
Không bao giờ được “cổ súy” khi bé xưng hô “mày – tao” hoặc để bé tự do dùng cách nói này với những em bé ít tuổi hơn bé.
Nếu anh chị em ruột (hay anh chị em họ, bạn bè của bé) xưng hô “mày – tao” thì bé có thể nhanh chóng bị nhiễm ngôn ngữ xấu này. Khi đó, cha mẹ nên:
- Ngay lập tức chú ý tới hai bé và nhắc nhở bé vừa nói hỗn. Hướng cho bé cách xưng hô đúng đắn như ở gợi ý trên.
- Để anh (chị) xin lỗi bé em vì: “Anh nỡ lời nên nói Bi là ‘mày’. Anh xin lỗi nhé. Từ nay anh không nói thế đâu”.
- Cha mẹ nhấn mạnh với bé là: “Anh nỡ lời nên anh xin lỗi con rồi. Con tha lỗi cho anh nhé. Hai anh em chơi ngoan, không gọi nhau là ‘mày – tao’ nhé. Đây là anh, còn đây là em mà”. Tiếp đến, cha mẹ làm hòa để hai bé chơi vui vẻ với nhau.
- Nếu có xung đột thì tạm thời tách hai bé ra và nhấn mạnh: “Con phá xếp hình của anh là không đúng rồi. Anh nói bậy với con cũng là sai. Từ sau, con không phá xếp hình của anh nữa. Còn anh không được gọi em là ‘mày’ nữa nhé”.
Nếu khi bé tức giận hoặc bị ai đó trêu mà nói hỗn, cha mẹ cũng nên nhanh chóng giúp bé phân biệt đâu là lời nên nói, đâu là lời không được. Ví dụ:
- “Mẹ biết con đang tức nhưng không được gọi mẹ là ‘mày’. Con phải bảo là: ‘Mẹ đừng tịch thu ôtô của con. Con sẽ thu dọn đồ chơi ngay”.
- “Anh chỉ trêu con thôi mà. Nếu con không thích thì con bảo ‘Anh đừng trêu Bi. Bi không thích đâu”…
Tùy hoàn cảnh, cha mẹ nên hướng cho bé cách ăn nói đúng đắn và hợp lý để bé dần dần biết cách áp dụng.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- ‘Gồng’ mình ‘chiều’ vợ (09:06:00 19/12/2012)
- Bà vụng trông cháu (09:24:00 18/12/2012)
- 'Tình cũ' của chồng vô duyên (11:56:00 16/12/2012)
- Chồng là con út (09:38:00 14/12/2012)
- Khi vợ chồng cùng... ‘nhạt’ (21:49:00 12/12/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Bé thích xưng hô ‘mày – tao’
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo