Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Nỗi lòng dâu nghèo
13:59:00 09/10/2012
Diệp mở ví lấy tờ 500.000 đồng định đưa mẹ chồng góp giỗ thì đã thấy cô em dâu chen ngang: ‘Mẹ ơi, vợ chồng con có ít gọi là... Không nhiều đâu mẹ ạ’. Thoáng qua Diệp cũng biết số tiền của em dâu gấp ít nhất 6 lần tiền góp giỗ của vợ chồng Diệp.
>> Khó như… làm dâu
>> Chồng nặng về bên nội
“Lúc đó mình chỉ ước trong ví có thêm để đưa cho mẹ chồng. Đúng là nghèo thì thấy mình ‘hèn’ quá. Góp giỗ cho mẹ chồng mà chẳng dám ngẩng đầu lên, trong khi bên cạnh cô em dâu đang cười nói ‘tưng bừng’” – Diệp chia sẻ. Cùng cảnh làm dâu nhưng Diệp chỉ là nhân viên thường. Chồng Diệp cũng vậy. Khi có con mọn thì trăm thứ chi tiêu đổ lên đầu khiến kinh tế hai vợ chồng Diệp càng eo hẹp. Trong khi vợ chồng chú em chồng Diệp khác hoàn toàn. Em dâu sắc sảo, làm trong ngành tài chính, bố mẹ lại “to” nên rất dư dả. Em chồng Diệp cũng rất tài giỏi và năng động nên vợ chồng đã có biệt thự ở riêng, có xe đẹp để đi, có hàng hiệu để mặc.
Mỗi lần góp giỗ Tết gì, Diệp lại mặc cảm. Thêm nữa Diệp cũng thấy mẹ chồng có vẻ thiên vị con dâu út. Khi nhà có cỗ bàn, Diệp sấp ngửa dậy sớm lo chợ búa cơm nước nhưng mẹ chồng lại luôn dặn dò: “Cứ để cái Xuân (tên em dâu Diệp) ngủ. Nó đi làm vất vả. Mọi việc trong nhà mẹ với con vẫn làm được hết mà”. Diệp chạnh lòng vì mình cũng phải đi làm cực nhọc như em dâu, chứ có phải được ở nhà nghỉ ngơi đâu, thế mà chẳng được mẹ chồng xót.
Chưa kể những lúc em dâu định rửa cái bát hay nhặt ít rau là mẹ chồng kêu ngay: “Để đó cho mẹ, cho chị Diệp. Con phải nghỉ lấy sức mà sinh em bé chứ”. Đến bữa, cứ miếng ngon là mẹ chồng gắp vào bát con dâu út, giục: “Ăn đi, ăn nhiều vào, khỏe mạnh thì mới sinh được con”. Ăn xong, mẹ chồng gọt một đĩa hoa quả nhập khẩu, dặn dò: “Cái này để riêng em nó tráng miệng tẩm bổ. Con mang lên phòng cho em nó ăn” khiến Diệp nhiều lúc ức đến phát khóc.
Mang tâm lý tự ti như Diệp, Oanh (Hà Đông, Hà Nội) than: “Làm dâu nghèo khổ lắm, nhất là khi trong nhà có một vài nàng dâu giàu”. Oanh có một chị dâu và một em dâu nhưng kinh tế của họ rất khá. Thỉnh thoảng chị dâu hay khao bố mẹ chồng đi ăn hàng khiến hai cụ về vui vẻ kể suốt buổi tối. Cô em dâu thì hay mua áo dài, vòng ngọc mạ vàng, dây chuyền vàng biếu mẹ chồng nên mẹ chồng hễ thấy ai cũng đem khoe. Trong khi đó, Oanh chỉ có khả năng mua biếu mẹ chồng mỗi năm một hai bộ quần áo mặc ở nhà hay vài hộp sữa, hộp thuốc bổ... giá bình dân.
Tháng trước, Oanh thất nghiệp vì công ty đang làm bị phá sản. Loay hoay cả tháng trời chưa tìm được việc mới, trong khi cơ quan chồng đang nợ lương, lại bị mẹ chồng
nói bóng gió khiến Oanh stress nặng nề.
Để luôn tự tin làm dâu
Cùng cảnh làm dâu thì hay có sự so đo do đó, tâm lý tự ti của “dâu nghèo” là điều dễ hiểu. Chưa kể ở vai trò làm cha mẹ thì ai cũng mong được con cháu báo hiếu. Mà báo hiếu đôi khi thể hiện ở quà biếu nên mẹ chồng có thể thiên vị hơn so với nàng dâu có điều kiện, hay mua biếu bố mẹ chồng. Đây cũng là tâm lý tự nhiên nhưng nếu lạm dụng quá sẽ khiến nàng dâu còn lại bị tổn thương, thêm mặc cảm.
Tùy hoàn cảnh, vợ chồng nên bàn bạc góp giỗ Tết hay mua quà biếu bố mẹ hai bên cho phù hợp. Tránh “a dua” theo khi anh em khấm khá hơn vì như thế sẽ ảnh hưởng tới ngân sách gia đình, khiến gia đình dễ lục đục. Dù biếu bố mẹ món quà nào thì con dâu cũng nên bày tỏ thái độ và tình cảm chân thành. Sự chân thành ấy chắc chắn sẽ được bố mẹ hai bên trân trọng và yêu quý.
>> Khó như… làm dâu
>> Chồng nặng về bên nội
“Lúc đó mình chỉ ước trong ví có thêm để đưa cho mẹ chồng. Đúng là nghèo thì thấy mình ‘hèn’ quá. Góp giỗ cho mẹ chồng mà chẳng dám ngẩng đầu lên, trong khi bên cạnh cô em dâu đang cười nói ‘tưng bừng’” – Diệp chia sẻ. Cùng cảnh làm dâu nhưng Diệp chỉ là nhân viên thường. Chồng Diệp cũng vậy. Khi có con mọn thì trăm thứ chi tiêu đổ lên đầu khiến kinh tế hai vợ chồng Diệp càng eo hẹp. Trong khi vợ chồng chú em chồng Diệp khác hoàn toàn. Em dâu sắc sảo, làm trong ngành tài chính, bố mẹ lại “to” nên rất dư dả. Em chồng Diệp cũng rất tài giỏi và năng động nên vợ chồng đã có biệt thự ở riêng, có xe đẹp để đi, có hàng hiệu để mặc.
Mỗi lần góp giỗ Tết gì, Diệp lại mặc cảm. Thêm nữa Diệp cũng thấy mẹ chồng có vẻ thiên vị con dâu út. Khi nhà có cỗ bàn, Diệp sấp ngửa dậy sớm lo chợ búa cơm nước nhưng mẹ chồng lại luôn dặn dò: “Cứ để cái Xuân (tên em dâu Diệp) ngủ. Nó đi làm vất vả. Mọi việc trong nhà mẹ với con vẫn làm được hết mà”. Diệp chạnh lòng vì mình cũng phải đi làm cực nhọc như em dâu, chứ có phải được ở nhà nghỉ ngơi đâu, thế mà chẳng được mẹ chồng xót.
Chưa kể những lúc em dâu định rửa cái bát hay nhặt ít rau là mẹ chồng kêu ngay: “Để đó cho mẹ, cho chị Diệp. Con phải nghỉ lấy sức mà sinh em bé chứ”. Đến bữa, cứ miếng ngon là mẹ chồng gắp vào bát con dâu út, giục: “Ăn đi, ăn nhiều vào, khỏe mạnh thì mới sinh được con”. Ăn xong, mẹ chồng gọt một đĩa hoa quả nhập khẩu, dặn dò: “Cái này để riêng em nó tráng miệng tẩm bổ. Con mang lên phòng cho em nó ăn” khiến Diệp nhiều lúc ức đến phát khóc.
Mang tâm lý tự ti như Diệp, Oanh (Hà Đông, Hà Nội) than: “Làm dâu nghèo khổ lắm, nhất là khi trong nhà có một vài nàng dâu giàu”. Oanh có một chị dâu và một em dâu nhưng kinh tế của họ rất khá. Thỉnh thoảng chị dâu hay khao bố mẹ chồng đi ăn hàng khiến hai cụ về vui vẻ kể suốt buổi tối. Cô em dâu thì hay mua áo dài, vòng ngọc mạ vàng, dây chuyền vàng biếu mẹ chồng nên mẹ chồng hễ thấy ai cũng đem khoe. Trong khi đó, Oanh chỉ có khả năng mua biếu mẹ chồng mỗi năm một hai bộ quần áo mặc ở nhà hay vài hộp sữa, hộp thuốc bổ... giá bình dân.
Tháng trước, Oanh thất nghiệp vì công ty đang làm bị phá sản. Loay hoay cả tháng trời chưa tìm được việc mới, trong khi cơ quan chồng đang nợ lương, lại bị mẹ chồng
nói bóng gió khiến Oanh stress nặng nề.
Để luôn tự tin làm dâu
Cùng cảnh làm dâu thì hay có sự so đo do đó, tâm lý tự ti của “dâu nghèo” là điều dễ hiểu. Chưa kể ở vai trò làm cha mẹ thì ai cũng mong được con cháu báo hiếu. Mà báo hiếu đôi khi thể hiện ở quà biếu nên mẹ chồng có thể thiên vị hơn so với nàng dâu có điều kiện, hay mua biếu bố mẹ chồng. Đây cũng là tâm lý tự nhiên nhưng nếu lạm dụng quá sẽ khiến nàng dâu còn lại bị tổn thương, thêm mặc cảm.
Tùy hoàn cảnh, vợ chồng nên bàn bạc góp giỗ Tết hay mua quà biếu bố mẹ hai bên cho phù hợp. Tránh “a dua” theo khi anh em khấm khá hơn vì như thế sẽ ảnh hưởng tới ngân sách gia đình, khiến gia đình dễ lục đục. Dù biếu bố mẹ món quà nào thì con dâu cũng nên bày tỏ thái độ và tình cảm chân thành. Sự chân thành ấy chắc chắn sẽ được bố mẹ hai bên trân trọng và yêu quý.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Lục đục vì đón mẹ dưới quê lên (15:23:00 07/10/2012)
- Chồng không động tay vào việc nhà (15:25:00 05/10/2012)
- Bị chồng gạt sang một bên (11:00:00 04/10/2012)
- Những anh chồng sợ về sớm (09:29:00 02/10/2012)
- Càng nhắc con càng ương (09:20:00 02/10/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nỗi lòng dâu nghèo
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo