Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Càng nhắc con càng ương

09:20:00 02/10/2012

Cu Tôm (4 tuổi) rất hiếu động nên cả nhà hay phải hò hét đến khản cổ. Ly (mẹ cu Tôm) cho biết, bé rất ương, không biết sợ và cũng hay làm trái lời ông bà, cha mẹ.

>> Đau đầu vì con gái lỳ và bướng
>> Phát hoảng vì con gái 'được yêu'
>> Con thích 'trái lời'

Được bố mua cho một đôi kiếm nhựa nên cu cậu thích khua kiếm tít mù trong nhà. Sợ con làm vỡ màn hình tivi gần đó nên Ly nhắc: “Tôm cất kiếm đi. Khua thế vỡ tivi đấy” nhưng cu con tiếp tục phớt lờ mẹ, còn vung kiếm hăng hơn. Bực mình, Ly giằng lấy kiếm của con rồi tét đít cho con mấy cái. Thế nhưng cu cậu vẫn cười “nhe nhởn”, còn lè lưỡi trêu mẹ.

“Mình nhẹ nhàng nhắc con 1-2 lần nhưng cháu hầu như chẳng bao giờ chịu nghe. Có khi càng nhắc thì con càng cố làm. Thành thử bây giờ không ngày nào là không quát mắng, đánh đít con cả” – Ly tâm sự.

Cùng cảnh ngộ với Ly, cu Zin (3 tuổi) nhà Thư (Gia Lâm, Hà Nội) cũng ương bướng khủng khiếp. Mỗi lần thấy con ngồi trên ghế xem tivi, thường đá vào bàn khiến cốc uống nước trên bàn chao đảo, Thư nhắc con: “Đừng đá thế Zin, vỡ cốc đấy”. Zin ngừng lại một lát nhưng ngay sau đó lại tiếp tục đá vào chân ghế. Tới lần thứ ba nhắc con mà không xong, Thư phải quát lớn: “Đừng để mẹ điên lên là không xong với mẹ đâu”. Chắc thấy mẹ bừng bừng giận dữ nên cu Zin đâm sợ, không dám đá chân nữa. Buồn cười nhất là khi thấy bà nội đi qua chẳng may va vào bàn uống nước, Zin liền nhắc luôn: “Bà đừng đá vào bàn, mẹ Thư điên lên đấy”.

“Mình luôn muốn nhẹ nhàng với con nhưng đúng là càng nhẹ thì càng vô ích. Bé nhà mình cứ phải hét thật to hoặc đánh cho một cái thật đau vào bắp chân mới chịu nghe lời. Nhưng có khi cũng chẳng ăn thua, nói mỏi miệng mà con có nghe đâu” – Thư bộc bạch.

Hiểu tính ương bướng của bé

Sự ương bướng ở các bé khiến cha mẹ nhiều khi thấy bất lực. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, ương bướng là một phần bình thường trong sự phát triển của bé. Nguyên nhân có thể do bé chưa đủ nhận thức, chưa hiểu hết yêu cầu của mẹ hoặc muốn chứng tỏ bản thân bé, muốn làm theo ý mình. Tính ương bướng cũng có thể do bé “học” được từ ông bà, bố mẹ... Trong gia đình, nếu có người hay nóng nảy, quát nạt, cãi vã... thì bé có thể bị “nhiễm” tính này.

Cách dạy con của cha mẹ cũng có thể khiến bé ương bướng. Chẳng hạn, nếu cha mẹ nuông chiều con thái quá, bé muốn gì được nấy thì bé sẽ quen với điều này, thích làm theo ý mình. Còn nếu cha mẹ nghiêm khắc quá, liên tục quát nạt như: “Vả vỡ mồm giờ”, “Tát cho gãy răng”... hoặc đánh đòn bé thì cũng phản tác dụng.

Khi bé tỏ ra ương bướng, cha mẹ cần có cách “trị” thích hợp. Chẳng hạn với bé 2 tuổi, nhận thức còn chưa đủ thì nên nhanh chóng đánh lạc hướng bé sang một hoạt động khác, sau khi đã nhắc nhở mà bé không nghe lời. Với bé 3 tuổi thì cha mẹ nên “tùy cơ ứng biến”, có thể dụ bé sang hoạt động khác, có thể nhẹ nhàng nhắc rồi hướng bé cách làm thế nào cho đúng nhưng cũng có khi phải nghiêm mặt để bé chịu nghe lời.

Ngoài ra, cha mẹ nên tìm những câu chuyện phù hợp với bé. Từ những câu chuyện đó, cha mẹ cùng bé trao đổi xem cách ứng xử của nhân vật trong truyện thế nào là đáng khen, thế nào là đáng trách và cần phải tránh...

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo