- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Bé nói sai từ và ngữ pháp
Bí (32 tháng) nói khá sõi nhưng gặp ai, Bí cũng xưng là ‘con’. Hôm mẹ đưa Bí tới nhà cô Ngân thăm em họ mới sinh. Lúc về, mẹ bảo Bí chào cô chú và em thì Bí dõng dạc: ‘Con chào cô Ngân. Con chào chú Đức. Con chào... em Nhím’. Bí còn xưng ‘con’ với cả các anh, chị lớn dù mẹ đã ‘chỉnh’ cho Bí nhiều lần.
>> Đóng cửa dạy con vì ông bà
>> Mẹ - bà và ‘cuộc chiến’ ăn dặm
Đã biết ăn cơm cùng gia đình, nói tương đối sõi nhưng Tôm hay bị nhầm lẫn giữa các tính từ. Chẳng hạn, có lần Tôm bảo bà nội: “Bà cho Tôm cơm cao đi. Cơm này thấp quá” vì bà đơm cho Tôm có một ít cơm trong bát, trong khi Tôm thích bát phải đầy cơm.
Tương tự, bà rót nước vào cốc cho Tôm uống ít quá, Tôm cũng kêu: “Bà cho cao đi, cao tới đây này”. Tôm vừa nói, vừa chỉ tay vào miệng cốc, ý muốn bà rót nước cho đầy cốc.
Lần khác, bà mặc cho Tôm cái quần cộc nhưng Tôm thích cái quần dài nên “ý kiến” là: “Tôm thích cái quần cao, không phải cái quần thấp”. Được ông bà, bố mẹ chỉnh sửa nhiều lần nên dần dần, Tôm đỡ nói sai hơn, dù thỉnh thoảng vẫn mắc lỗi.
Gấu (gần 3 tuổi) biết nhiều điều và cũng rất hay nói nhưng lỗi của Gấu là thi thoảng lại đảo trạng ngữ lên đầu câu, nghe có vẻ không được xuôi tai lắm. Ví dụ, mẹ hỏi Gấu tắt tivi chưa, Gấu cầm điều khiển, tìm cái nút đỏ để tắt và đáp: “Bắt đầu Gấu tắt tivi đây”.
Hôm Gấu được bố mẹ đưa về chơi ông bà ngoại, bà ngoại hỏi: “Tuần trước, Gấu được đi biển à?”, Gấu đáp: “Vâng ạ. Gấu tuần trước đi biển đấy”.
Ngoài ra, Gấu cũng hay mắc lỗi gọi mọi thứ là... cái, cái quần, cái áo, cái bát nhựa của Gấu, cái xe đạp... Một hôm, Gấu muốn ăn kẹo, bố bảo Gấu vào xin mẹ tiền vì bố hết tiền lẻ rồi. Gấu chạy tới kéo áo mẹ, bảo: “Mẹ, cho Gấu 3 cái tiền để mua kẹo”.
Khi bé nói sai từ ngữ - ngữ pháp
Nhiều bé ở tuổi tập nói đều có thể mắc lỗi về ngữ pháp, bên cạnh lỗi về phát âm chưa rõ. Nguyên nhân là vì bé chưa đủ nhận thức để nói đúng nhiều câu về ngữ pháp. Bởi thế, bé có thể nói sai chủ ngữ, nhầm lẫn giữa tính từ, động từ, làm đảo lộn trật tự từ trong một câu... Nếu cha mẹ thường xuyên uốn nắn cho bé thì bé sẽ sớm biết cách nói đúng ngữ pháp.
Nếu bé nói sai ngữ pháp một cách bất thường, nói sai liên tục dù được cha mẹ chỉnh sửa, có vấn đề về nhận thức... thì tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi khám.
Ngọc Bình
- ‘Giữ lửa’ bằng... đồ lót (09:54:00 24/07/2012)
- Chồng ‘hến’ (13:25:00 22/07/2012)
- Chồng lười vì bị ‘khích’ (09:13:00 20/07/2012)
- Không thể nhịn ‘yêu’ khi có bầu (08:37:00 19/07/2012)
- Bực vì chồng tùy ý mua sắm (08:51:00 17/07/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |