- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Bực vì chồng tùy ý mua sắm
Đi chợ về thấy chồng đang hướng dẫn thợ lắp điều hòa trong phòng khách khiến Hòa ngỡ ngàng. Giận chồng tự ý mua sắm nhưng Hòa vẫn nhẹ nhàng: ‘Sao anh lắp điều hòa mà không bảo em một câu’ thì chồng Hòa ‘giở giọng’ gia trưởng: ‘Cô là mẹ tôi à, mà tôi phải hỏi ý kiến cô’.
>> Chồng tiêu phóng tay
>> Chồng ‘sĩ’
>> Nhà 3 quỹ
Vợ chồng mới kết hôn, căn nhà riêng này là do chồng Hòa tu chí làm ăn mà có. Bởi thế nên chắc chồng Hòa có suy nghĩ: “Nhà mình, tiền mình nên sắm sửa tùy thích, không quan trọng vợ thế nào”. Mấy lần chồng đổi điện thoại, laptop Hòa đều không biết, thậm chí còn cứ tưởng của bạn chồng để quên ở nhà mình. Đến khi hỏi chồng, Hòa mới té ngửa vì chồng thay mới điện thoại từ khi nào. Nếu Hòa có trách: “Sao anh không nói với em?” hoặc hỏi thêm mua bao nhiêu tiền, mua ở đâu, khi nào... là bị chồng mắng.
Cũng ấm ức vì chồng mua gì toàn “qua mặt” vợ nên một lần, Thùy (quận 2, TP HCM) lên đời điện thoại mới mà cũng chẳng thèm hỏi qua ý chồng. Thùy cho là, chồng mình đâu có tôn trọng vợ nên vợ cũng không tôn trọng chồng là lẽ đương nhiên. Đã thế bây giờ, tiền chồng, tiền vợ ai kiếm được cứ mặc sức tiêu xài, sau khi đã trừ đi khoản đóng góp sinh hoạt chung và tiền tiết kiệm nuôi con.
Thế mà khi biết vợ tự ý đổi điện thoại, chồng Thùy làm ầm lên. Thùy lời qua tiếng lại với chồng khiến vợ chồng cãi nhau nảy lửa. “’Lão’ ấy còn bảo mình là ‘coi thường chồng và nhà chồng’. Ô hay, ‘lão’ ấy tự ý sắm sang đủ thứ thì không coi thường vợ chắc?” – Thùy ấm ức kể.
Vì chuyện này, vợ chồng Thùy căng thẳng suốt một tuần lễ. Thùy sợ nếu cứ thế này thì hạnh phúc gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng Thùy cũng chưa biết làm sao để thay đổi được suy nghĩ, thích gì sắm nấy của chồng nhưng lại không cho vợ tùy ý sắm sửa (trừ cái quần, cái áo, thỏi son hay lọ kem dưỡng da)...
Tránh xung đột trong cách chi tiêu
Xung đột về kinh tế (trong đó bao gồm cả cách chi tiêu) khá phổ biến trong các cặp vợ chồng. Nếu vợ chồng không sớm cùng nhau trao đổi, tìm ra một tiếng nói chung thì điều này có thể gây rạn nứt tình cảm nhanh chóng. Vợ chồng sẽ không thấy được tôn trọng, tin tưởng, thậm chí còn có cảm giác bị coi thường.
Một số người chồng có suy nghĩ mình làm ra tiền thì mình có quyền tự tiêu pha mà không thông qua ý kiến của vợ. Có anh vì sợ vợ càm ràm, ca cẩm nên tìm cách giấu giếm. Có anh thì nghĩ là không cần thiết vì mình là đàn ông nên mình có quyền tự quyết định, chồng muốn thế nào thì vợ phải nghe theo... Dù là lý do gì thì cách suy nghĩ, mua sắm này cũng gây tổn thương và ấm ức cho người vợ. Người vợ sẽ nghĩ mình bị coi thường hoặc nghi ngờ chồng làm gì mờ ám mà không dám công khai mua sắm cho vợ biết. Đã là vợ chồng thì sự tôn trọng, tin tưởng, chia sẻ và thống nhất quan điểm bao giờ cũng quan trọng. Nếu mạnh ai nấy tiêu, ai thích gì sắm nấy... thì vợ chồng không còn được hòa thuận, đoàn kết nữa.
Không chỉ người chồng mà một số người vợ cũng có suy nghĩ, mình kiếm được tiền thì mình có quyền sắm sửa cho bản thân (như quần áo, son phấn, đồ điện tử...). Ở vào hoàn cảnh này, người chồng cũng có thể rất tức giận nếu bị vợ “qua mặt” dù người vợ nghĩ đơn giản là điện thoại cũ thì đổi sang cái mới, chỉ mất một vài triệu (số tiền không lớn) nên không cần bàn bạc trước với chồng...
Nếu vợ và chồng không cùng thay đổi quan điểm, không cùng ngồi lại để bàn bạc thì rất khó để hàn gắn vì ai cũng nghĩ là mình đúng. Tốt nhất ngay từ đầu, vợ chồng nên thống nhất với nhau. Chẳng hạn, nên có thói quen hỏi hoặc báo qua cho nhau biết khi định sắm thứ gì. Người vợ có thể “tiên phong” trong chuyện này để tạo thói quen tốt cho chồng. Chẳng hạn, kể với chồng về chuyện chợ búa hàng ngày, báo với chồng khi muốn mua sắm, dù là quần áo hay mỹ phẩm, đơn giản chỉ cần gọi điện, bảo: “Hôm nay em đi với mấy đứa đồng nghiệp, sắm sửa vài thứ, anh có muốn em mua cho gì không?” hoặc “Chỗ này đang giảm giá di động. Em muốn đổi sang cái này, anh thấy thế nào?”.... Làm như thế, người chồng sẽ có cảm giác được vợ tôn trọng và ngược lại, cũng sẽ biết cách tôn trọng vợ. Còn nếu chồng “quên” thì cũng nên nhắc khéo. Bên cạnh đó, người chồng cũng cần biết hợp tác với vợ. Như vậy thì những xung đột kiểu này mới chấm dứt.
Ngọc Bình
- Nghi chồng ‘mất zin’ vì ‘cậu nhỏ’ thâm (17:03:00 15/07/2012)
- Bị chồng mắng vì chuyện giặt quần áo (10:37:00 13/07/2012)
- Phờ phạc chờ chồng chơi khuya (10:43:00 12/07/2012)
- Những tình huống ‘lòi’ quỹ đen (10:55:00 10/07/2012)
- Thế yêu vuông góc (09:11:00 10/07/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |