- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
10 bước đơn giản giúp bé hứng thú ăn uống hơn
Theo các nhà khoa học, việc bé kén ăn là hoàn toàn bình thường, đó là giai đoạn kén chọn mà các bé có thể từ chối ăn những thức ăn mới, và khăng khăng đòi ăn đi ăn lại món đã quá quen thuộc cho đến lúc chúng bắt đầu chịu làm quen và thích thú với đồ ăn mới.
Và dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn cùng con mình trải qua thời kỳ “kén chọn cầu kỳ” này:
1. Hãy cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh. Bữa ăn cần vui vẻ và thoải mái.
2. Tiếp tục đưa ra những món mới trong mỗi bữa ăn của gia đình. Bạn thậm chí phải để bé làm quen tới 10 lần đồ ăn mới đó trước khi bé chịu thử nó.
3. Để bé ăn những món rau mà bé yêu thích. Nếu con bạn chỉ thích ăn hai hoặc ba loại rau, hãy cho bé ăn thường xuyên và khéo léo kết hợp với một chút món rau mới để bé thử.
4. Hãy là một đầu bếp sáng tạo! Bữa ăn sẽ trở nên vui vẻ và thú vị hơn bao giờ hết. Bạn có thể cắt bánh mỳ thành các hình sinh động, bắt mắt, cắt trái cây thành những quả bóng nhỏ xinh, dùng đồ ăn để tạo hình khuôn mặt vui nhộn (đậu làm tóc, khoai tây nghiền cho khuôn mặt, thanh carrot nhỏ làm miệng,…). Mua những chiếc bát, đĩa có thiết kế và màu sắc xinh xắn cũng là một sự lựa chọn không tồi.
5. Hãy là một tấm gương tốt cho con bạn. Trong những bữa cơm của cả gia đình, bạn cần cho bé thấy bạn đang có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh như thế nào, đây chính là yếu tố sẽ khuyến khích bé xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.
6. Chia nhỏ phần ăn của bé, bạn có thể cho con mình ăn thêm nếu bé vẫn đói. Tránh để bé phải “đối mặt” với những bát cơm hay đĩa thức ăn đầy ắp, bé sẽ cảm thấy giờ ăn giống như “cực hình” vậy.
7. Đừng ép con của bạn phải ăn một cái gì đó mà bé không thích. Điều này sẽ làm cho xác suất “chịu” ăn của bé giảm đi rất nhiều.
8. Không nên quát mắng ầm ĩ khi con bạn không chịu ăn một món nào đó. Chỉ cần bạn cố gắng cho bé ăn một lần nữa vào ngày hôm sau hoặc sau vài ngày.
9. Hãy chắc chắn rằng bé không ăn vặt hoặc dùng bữa nhẹ ngay trước giờ cơm chính. Khi đang đói, việc cho bé thử một món ăn mới sẽ trở nên dễ dàng hơn.
10. Tránh “hối lộ” bé bằng món ngọt, điều này sẽ “tiếp tay” cho thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Hãy thử sử dụng phương án động viên tích cực - nói với bé về điều tuyệt vời khi bé thử một hương vị mới lạ, hay bé sẽ lớn và giỏi giang như thế nào sau khi ăn xong đồ ăn mới đó.
Theo Trí Thức Trẻ
- Lưu ý khi cho bé ăn hải sản (08:11:00 19/01/2015)
- 6 không khi cho bé dùng sữa bột (08:17:00 16/01/2015)
- 6 loại rau bổ não cho bé (09:36:00 13/01/2015)
- Các thực phẩm mẹ nên tránh khi cho con bú (08:17:00 08/01/2015)
- Cách làm giảm mùi tanh của cá khi nấu món cho bé (16:15:00 27/12/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |