- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi
Sức khỏe và cân nặng của người mẹ là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Mang thai là thời gian mà bạn có thể tăng khá nhiều cân mà không phải trách móc bản thân, thậm chí còn tự hào về điều đó nữa. Nhưng, cái gì cũng phải có chừng mực, và cân nặng trong thai kỳ cũng không ngoại lệ. Bạn cần tăng cân chậm và có kiểm soát trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khoẻ và cả vóc dáng sau sinh của mình. Hơn nữa, việc tăng quá nhiều hay quá ít cân cũng có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng mẹ.
Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, hậu quả có thể gặp phải là:
- Sinh bé thiếu cân
- Sinh non
- Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.
Nếu mẹ tăng cân quá nhiều, hậu quả có thể là:
- Khó sinh
- Sinh con quá to
- Bé nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường
- Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái
- Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác
- Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
- Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
- Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận
- Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2.
Tuỳ theo tình trạng cân nặng trước khi mang thai, những con số dưới đây chính là số cân nặng lý tưởng mà bạn cần tăng thêm trong suốt thai kỳ
- Nếu bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu bạn có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), bạn cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu bạn đã thừa cân hoặc béo phì (BMI > 25), bạn chỉ cần tăng thêm 7-11kg, trong đó người béo phì chỉ nên tăng khoảng 7kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu bạn mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu nên lập bảng kế hoạch tăng cân phù hợp theo các mốc phát triển của thai nhi. Việc lập bảng kế hoạch tăng cân sẽ giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát được cân nặng của mình. Hơn nữa, việc này sẽ giúp chị em tránh được tăng cân đột ngột gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và con.
Khi mang thai, tốt nhất hãy quan tâm đến chất lượng của thức ăn, chứ không phải số lượng thức ăn. Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam: khi phụ nữ có thai vào 6 tháng cuối, nhu cầu hàng ngày cần tăng thêm 350 calo, 15g Protein, còn Canxi phải có 1000mg, sắt có 30mg trong khẩu phần hàng ngày cộng thêm tăng cường vitamin nhóm B, C. Mẹ chính là nguồn cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho con khi con còn trong bào thai, vì vậy hãy cung cấp cho con đủ dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của bé.
Theo Khám Phá (Huffingtonpost)
- 8 thay đổi bất ngờ khi mới mang thai (08:15:00 26/02/2015)
- Phòng tránh biến chứng sau sinh mổ (10:55:00 23/02/2015)
- Lời căn dặn của chuyên gia dành cho mẹ bầu dịp Tết (16:35:00 14/02/2015)
- Cơ thể bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con (08:50:00 14/02/2015)
- Những điều mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng đầu (14:46:00 13/02/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |