- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
8 thay đổi bất ngờ khi mới mang thai
Ba tháng đầu được coi là khoảng thời gian mà cơ thể mẹ bầu thay đổi nhiều nhất trong thai kỳ. Tuy bụng bầu chưa to lên nhưng bên trong đó các hormone, hệ thống tiêu hóa, nhịp tim có những sự thay đổi khác biệt.
Tim đập nhanh hơn 15 nhịp mỗi phút
Trước khi mangt thai, nhịp tim của phụ nữ trung bình khoảng 70 nhịp mỗi phút. Đến tuần 12 thai kỳ, trái tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn, khoảng 80-90 nhịp mỗi phút. Vì sao? Bởi khi mang thai, cơ thể mẹ đang taọh ra nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi phát triển vì vậy trái tim cũng bận rộn hơn.
Hít – thở nhiều hơn
Khối lượng khí mà mẹ hít vào – thở ra trong thai kỳ cũng nhiều hơn bình thường. Theo thống kê, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, lượng không khí mẹ hít vào sẽ tăng lên 50% so với bình thường.
Một cơ quan mới phát triển
Đó chính là nhau thai. Khi có sự xuất hiện của em bé, nhau thai cũng hình thành và phát triển để cung cấp oxy, dưỡng chất đến thai nhi. Thông thường, nhau thai có cân nặng khoảng nửa kg, thuộc cơ quan nội tiết và gắn liền với sự phát triển của thai nhi.
Sự xuất hiện của hormone mới
Đó là hormone hCG. Hormone sẽ gây ra nhiều thay đổi trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu khiến mẹ thường xuyên cảm giác mệt mỏi, ốm nghén.
Đi tiểu thường xuyên
Sự xuất hiện của hormone hCG cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu khi mới mang thai. Tình trạng này sẽ kéo dài suốt thai kỳ.
Túi mật phát triển
Khi mang thai, túi mật của mẹ sẽ lớn hơn nhiều do sự gia tăng lượng kích thích tố progesterone trong cơ thể. Vì tăng kích cỡ nên túi mật cũng hoạt động chậm chạp hớn, dễ khiến mẹ bầu bị táo bón, tăng nguy cơ bị sỏi mật.
Hormore progesterone tăng 16 lần
Progesterone là một trong những hormonme quan trọng nhất thai kỳ và nó gây ra nhiều tác dụng phụ khiến mẹ bầu mệt mỏi, ốm nghén. Mức độ progesterone sẽ tăng trong suốt thai kỳ nhưng cao điểm nhất là trong 3 tháng đầu.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Tính trung bình, nhiệt độ cơ thể một người phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 0,4 độ C trong ba tháng đầu do những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể gây ra.
Theo Khám Phá (Thestir)
- Phòng tránh biến chứng sau sinh mổ (10:55:00 23/02/2015)
- Lời căn dặn của chuyên gia dành cho mẹ bầu dịp Tết (16:35:00 14/02/2015)
- Cơ thể bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con (08:50:00 14/02/2015)
- Những điều mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng đầu (14:46:00 13/02/2015)
- 8 thói quen mẹ bầu gây hại cho thai nhi (11:47:00 11/02/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |