- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Thức ăn có lợi cho bé theo từng tháng tuổi
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên dành cho bé sơ sinh, làm tăng sức đề kháng, nuôi dưỡng nguồn sinh lực dồi dào mang đến cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.
Đặc biệt nó còn là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Chính vì lợi ích đó, dù không phải là phương pháp duy nhất nhưng nuôi con bằng sữa mẹ vẫn được các mẹ tin tưởng.
Từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi: Ngũ cốc
Trong độ tuổi này, lượng sắt trong cơ thể bé có thể giảm, do đó mẹ nên chọn cho bé ăn bổ sung một số loại ngũ cốc tăng cường chất sắt như bột yến mạch. Các mẹ có thể trộn chung với sữa để bé dễ ăn.
Từ 6 tháng tuổi: Quả bơ
Bước vào độ tuổi này, các mẹ có thể cho bé làm quen với các thức ăn đặc. Trong số thực phẩm dành cho bé ăn dặm thì bơ được xem là loại hoa quả tuyệt vời dành cho các bé. Không chỉ đứng số một trong top 10 loại quả tốt nhất cho bé nhũ nhi, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để bé nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm. Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp bé có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa.
Bơ sẽ nuôi dưỡng em bé với hàm lượng protein, chất xơ, acid folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,…dồi dào. Mẹ thậm chí không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại quả nào khác. Các mẹ chỉ cần nghiền mịn và kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác cho bé dễ ăn.
Từ 6 tháng tuổi: Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, E; calci (canxi), beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi... Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của bé.
Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và calci (canxi) thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu. Khi chọn khoai, mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.
Từ 7 tháng tuổi: Thịt
Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà là một nguồn cung cấp protein, sắt, vitamin B6 và kẽm tuyệt vời cho bé. Mẹ có thể dùng máy xay thịt sống với một chút nước (hoặc nước xương) đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp rau xanh lẫn thịt nấu bột cho bé. Lúc đầu cho bé ăn thịt bò, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò nhuyễn. Sau đó, mẹ có thể tăng lên 1-2 thìa cafe thịt bò hoặc nhiều hơn, tùy theo độ tuổi của bé.
Từ 11 tháng tuổi: Củ cải đường
Trong củ cải đường có chứa các thành phần quan trọng như kali, beta – carotene nên rất tốt cho sự phát triển của bé. Các mẹ chỉ cần luộc củ cải đường sau đó nghiền nát chúng và trộn thêm với các thức ăn khác để cho bé dễ ăn.
Từ 9 tháng tuổi: Sữa chua
Sữa chua luôn được các mẹ tin cậy bởi tác dụng của nó đem lại cho bé nhỏ. Sữa chua chứa ít lactose và nhiều lactase, được biết đến như là một loại thuốc chữa bệnh đường ruột, an toàn ngay cả khi bé mắc tiêu chảy.
Bên cạnh đó, trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho bé như protein, chất béo, calci, phot-pho, kali và iode; ngoài ra còn một số loại sữa chua còn có thành phần dinh dưỡng khác như vitamin D, sắt, kẽm hoặc các acid béo omega 3. Các dưỡng chất này đều cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển của bé.
Từ 1 tuổi trở lên: Mật ong, đậu nành, sữa bò, quả óc chó...
Đây là các loại thực phẩm dễ gây dị ứng nên để đảm bảo an toàn cho bé, các bác sĩ chuyên gia khuyên các mẹ không nên cho bé sử dụng dưới 1 tuổi. Khi mới bắt đầu dùng các loại thực phẩm này, mẹ chỉ nên sử dụng cho bé ở hàm lượng ít để theo dõi tình hình, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì nên ngừng lại và đưa bé đi kiểm tra.
Theo Khám Phá
- Fromage (phomat) '5 không' an lành cho bé (09:39:00 27/03/2015)
- 6 lỗi phổ biến của mẹ khi cho con ăn sáng (11:09:00 25/03/2015)
- Chọn chuối tránh bị ngâm hóa chất (12:25:00 23/03/2015)
- Váng sữa ngon và lành cho con (19:14:00 19/03/2015)
- Món ngon cho bé, niềm vui cho mẹ (17:45:00 17/03/2015)
-
Bởi: nguyen thi minh giang (14-04-2015 09:23:16 PM)
bài viết hay lắm cảm ơn bạn nhé
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Bởi: nguyen thi minh giang (14-04-2015 09:23:29 PM)