- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
4 triệu chứng bầu bí khó chịu nhưng rất có lợi
Ngực căng và đau tức thường có vào đầu quý thứ nhất. Mẹ bầu sẽ có thấy đôi "gò bồng đảo" to ra và nhạy cảm hơn bao giờ hết, cảm giác có khi nặng nề và đau nhức như đang phải kéo... hai bao cát đầy! Tuy nhiên, đây chỉ là do lượng estrogen và hormones đang gia tăng trong cơ thể bạn.
2 Chấm hồng hoặc nâu nhạt trên quần lót
Nhìn thấy vệt máu trên quần lót có thể khiến bất cứ mẹ bầu nào hoảng hốt. Nhưng nếu triệu chứng này xảy ra sau khi thụ thai được 10-14 ngày, đây có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu sớm của việc đậu thai (khi trứng được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung). Cũng không có vấn đề gì nếu bạn không trải qua hiện tượng này vì không phải phụ nữ nào cũng gặp và cũng có một số người gặp nhưng lại nhầm tưởng là kinh nguyệt. Thực tế, nếu đã thụ thai thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm ngừng.
3. Ốm nghén
Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng đầu với những cơn buồn nôn không dứt, nôn khan và mệt mỏi kéo dài. Không ai biết được nguyên nhân chính xác của hiện tượng này nhưng ốm nghén được coi là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân của ốm nghén là do sự gia tăng hormone hCG (human chorionic gonadotropin) và điều này rất cần thiết cho thai kì.
Nghiên cứu gần đây còn cho thấy những phụ nữ mang thai bị ốm nghén ít có khả năng sảy thai và sinh non hơn, ngoài ra nguy cơ bé sinh ra bị khuyết tật cũng giảm đáng kể và thậm chí IQ của em bé cũng cao hơn bình thường.
Các nhà khoa học cũng đưa một số ý kiến rằng buồn nôn và nôn mửa giúp ngăn chặn mẹ bầu ăn những thức ăn có hại cho em bé trong 3 tháng đầu, khi mà các cơ quan của em bé bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá về việc ốm nghén đến nỗi ăn uống thiếu chất khiến thai nhi trong bụng suy dinh dưỡng, kém khỏe mạnh.
4. Tăng tiết dịch âm đạo
Rất nhiều phụ nữ mang bầu bị gia tăng chất dịch ướt, trong, không hôi trong cả 9 tháng do sự gia tăng của estrogen trong cơ thể. Ngoài việc đây là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh, lượng chất dịch tăng thêm này còn giúp vệ sinh âm đạo và ngăn ngừa vi khuẩn viêm nhiễm xâm nhập vào tử cung.
Theo Khám Phá
- Bí quyết để mẹ bầu dùng kem chống nắng không hại thai nhi (08:48:00 06/05/2015)
- 7 lỗi tai hại của mẹ bầu ngay sau khi ăn (09:21:00 04/05/2015)
- 9 điều tối thiểu mẹ bầu cần biết khi đi máy bay (08:23:00 27/04/2015)
- Béo phì khi mang thai ảnh hưởng tới mẹ và bé (08:57:00 20/04/2015)
- Những lầm tưởng hoang đường về mang thai (08:53:00 18/04/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Bởi: Nguyễn Ping (03-07-2015 09:16:06 AM)