Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Béo phì khi mang thai ảnh hưởng tới mẹ và bé

11:47:23 21/04/2015

Mẹ bầu béo phì sẽ phải đối mặt với chứng tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, có nguy cơ sảy thai, sinh mổ, khó phát hiện dị tật ở thai... 

Hầu hết phụ nữ đều có xu hướng bị béo phì trong thai kỳ. Béo phì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm gia tăng các biến chứng trong thời gian mang thai. Dưới đây là những ảnh hưởng của béo phì tới thai kỳ của bạn:

Các biến chứng thai kỳ

Một số biến chứng phổ biến nhất của béo phì trong thai kỳ là tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh mổ và không thay đổi trọng lượng sau sinh.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Béo phì không chỉ đe dọa sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của thai nhi.

Sinh non

Đây là một trong những ảnh hưởng lớn nhất của béo phì tới thai kỳ. Béo phì trong thời gian mang thai có thể dẫn tới tăng nguy cơ có cơn co sớm và sinh non.

Chết non 

Đối phó với bệnh béo phì thai kỳ có thể là khó khăn nhưng cần thiết vì nó gây ra mối đe dọa lớn với thai nhi như bé sinh ra dễ bị chết non.

Bé bị béo phì

Khoa học đã chỉ ra rằng bé có mẹ bị béo phì trong thai kỳ thì nhiều khả năng sẽ bị béo phì trong thời thơ ấu và niên thiếu.

Các bất thường bẩm sinh

Các dị tật ống thần kinh dễ xảy ra ở phụ nữ béo phì hơn, khiến cho bé dễ bị các khuyết tật bẩm sinh hơn.

Khó phát hiện dị tật ở bé

Chẩn đoán hình ảnh không thể phát hiện ra những bất thường mà bé có thể bị trong trường hợp mẹ bị béo phì.

Tiểu đường thai kỳ

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết vì gần như tất cả các thai phụ béo phì có thể bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai và do đó cũng bị tăng nguy cơ tiểu đường trong tương lai.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp thai kỳ là thường gặp nhất ở những thai phụ bị béo phì.

Tiền sản giật

Tiền sản giật được đặc trưng bởi tăng huyết áp và các bất thường ở cơ quan khác như suy giảm chức năng thận. Vì vậy cần phòng tránh béo phì thai kỳ để tránh nguy cơ tiền sản giật từ đó có thể đe dọa sự sống của cả mẹ và con.

Sảy thai tự nhiên

Sảy thai là ảnh hưởng rất phổ biến của béo phì trong thai kỳ. Ngoài ra các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm cũng cho thấy ít cải thiện hơn trong những trường hợp này.

Sinh non hoặc sinh già tháng

Béo phì còn có thể khiến thai kỳ kéo dài hoặc kết thúc sớm vì có cơn co sớm.

Kháng thuốc

Béo phì có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc như kháng thuốc gây tê ngoài màng cứng

Nhiễm trùng

Béo phì thai kỳ thường gây ra các nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên. Ngoài ra còn tăng nguy cơ sinh mổ.

Khó dự đoán trọng lượng thai nhi

Các bác sĩ thấy rằng rất khó để dự đoán cân nặng của thai nhi do béo phì, vì vậy càng tăng thêm các biến chứng.

Nhịp tim của thai nhi

Thiết bị dùng theo đo tim thai sẽ không thể phát hiện chính xác nhịp tim của thai nhi ở các mẹ béo phì.

Gây mê

Cần thực hiện các loại hình gây mê khác nhau cho phụ nữ béo phì như gây mê tủy sống.

Sinh mổ

Phụ nữ béo phì khi mang thai có thể phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn sinh mổ hoặc những biến chứng khi sinh qua ngả âm đạo.

Theo VnExpress (Boldsky)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo