Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
Dấu hiệu kinh nguyệt cần lưu ý
16:27:10 05/02/2012
Khi kinh nguyệt có dấu hiệu khác thường, chẳng hạn ra máu lốm đốm giữa chu kỳ hay máu kinh chảy ồ ạt thì bạn không được chủ quan mà nên đi khám.
Chu kỳ kinh nguyệt mỗi người mỗi khác
Chu kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ trung bình là 28 ngày, thời gian “bị” kéo dài trung bình 3-5 ngày nhưng có thể khác nhau giữa người này và người khác. Có thể với người này, kinh nguyệt kéo dài 3 ngày nhưng với người khác là 7 ngày. Tương tự, lượng máu kinh ở người này có thể nặng hơn người khác.
Thay vì lo lắng về độ dài hay tần suất của kỳ kinh, bạn cần xem xét xem liệu có gì thay đổi trong kỳ kinh nguyệt vốn có từ trước tới nay của mình không. Một người phụ nữ nên tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình vì đó là “đầu mối” quan trọng để cân nhắc xem có gì bất ổn hay không.
Dưới đây là một số thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt mà bạn nên thận trọng:
Chậm hoặc bỗng nhiên mất kinh
Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai. Với phụ nữ độ tuổi 20-30, quan hệ vợ chồng thường xuyên mà không dùng biện pháp tránh thai nào thì mang thai rất có thể xảy ra. Thậm chí ngay cả khi đang dùng một cách tránh thai nào đó thì đấy cũng không hẳn là phương pháp đảm bảo tuyệt đối.
Chậm hoặc mất kinh ở phụ nữ 40-50 tuổi có thể do mãn kinh hay tiền mãn kinh. Khi buồng trứng chậm sản xuất estrogen thì chu kỳ kinh nguyệt cũng trở nên thất thường. Độ tuổi trung bình của mãn kinh là 51.
Một nguyên nhân khác khiến phụ nữ chậm kinh là tập luyện. Theo thống kê, khoảng 5-25% nữ vận động viên bị chậm kinh hoặc mất kinh tạm thời. Hiện tượng này còn gọi là vô kinh do luyện tập, phổ biến trong các nữ vận động viên điền kinh hay ballet. Tập luyện với cường độ cao ảnh hưởng tới sản xuất hormone sinh sản, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Với lý do tương tự, phụ nữ rối loạn ăn uống như chán ăn cũng có thể bị chậm kinh. Các nguyên nhân khác gây chậm kinh gồm:
• Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên.
• Rối loạn vùng dưới đồi (khu vực quy định nội tiết tố sinh sản).
• Nuôi con bằng sữa mẹ.
• Béo phì.
• Tránh thai đường uống.
• Căng thẳng.
• Hội chứng buồng trứng đa nang và mất cân bằng hormone khác.
• Suy buồng trứng (mất chức năng buồng trứng bình thường trước tuổi 40).
• Bệnh của tử cung (dạ con).
Lượng máu kinh nặng hơn bình thường
Hầu hết phụ nữ mất khoảng 2-3 môi canh máu kinh mỗi tháng. Nhưng cũng có người nặng hơn (rong kinh) có thể mất 5 hoặc nhiều hơn 5 môi canh máu kinh mỗi tháng. Máu kinh ra nhiều có thể làm bạn thiếu sắt. Cơ thể cần chất sắt để sản xuất hemoglobin, phân tử giúp vận chuyển oxy tới hầu khắp các tế bào trong cơ thể. Không đủ sắt, số lượng hồng cầu sẽ giảm, dẫn tới thiếu máu. Thiếu máu gây các triệu chứng như khó thở, da xanh khác thường, mệt mỏi. Khi đó, bạn cần đi khám để đảm bảo không bị thiếu sắt do mất máu kinh.
Một số nguyên nhân khiến kỳ kinh nặng hơn bình thường, gồm:
• U xơ tử cung hoặc polyp tử cung.
• Sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
• Sử dụng các loại thuốc nhất định (bao gồm các chất làm loãng máu hoặc steroid).
• Thay đổi trong thuốc tránh thai của bạn.
• Rối loạn đông máu, như bệnh von Willebrand.
• Ung thư tử cung.
Bạn có thể đánh giá lượng máu kinh ít hay nhiều bằng thời gian kéo dài kinh nguyệt, số băng vệ sinh mà bạn cần dùng hoặc bằng cảm nhận của chính bạn. Phải thay một hoặc nhiều băng vệ sinh mỗi tiếng, liên tục nhiều tiếng là dấu hiệu cho thấy bạn đang ra máu kinh nặng.
Chu kỳ kinh nguyệt mỗi người mỗi khác
Chu kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ trung bình là 28 ngày, thời gian “bị” kéo dài trung bình 3-5 ngày nhưng có thể khác nhau giữa người này và người khác. Có thể với người này, kinh nguyệt kéo dài 3 ngày nhưng với người khác là 7 ngày. Tương tự, lượng máu kinh ở người này có thể nặng hơn người khác.
Thay vì lo lắng về độ dài hay tần suất của kỳ kinh, bạn cần xem xét xem liệu có gì thay đổi trong kỳ kinh nguyệt vốn có từ trước tới nay của mình không. Một người phụ nữ nên tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình vì đó là “đầu mối” quan trọng để cân nhắc xem có gì bất ổn hay không.
Dưới đây là một số thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt mà bạn nên thận trọng:
Chậm hoặc bỗng nhiên mất kinh
Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai. Với phụ nữ độ tuổi 20-30, quan hệ vợ chồng thường xuyên mà không dùng biện pháp tránh thai nào thì mang thai rất có thể xảy ra. Thậm chí ngay cả khi đang dùng một cách tránh thai nào đó thì đấy cũng không hẳn là phương pháp đảm bảo tuyệt đối.
Chậm hoặc mất kinh ở phụ nữ 40-50 tuổi có thể do mãn kinh hay tiền mãn kinh. Khi buồng trứng chậm sản xuất estrogen thì chu kỳ kinh nguyệt cũng trở nên thất thường. Độ tuổi trung bình của mãn kinh là 51.
Một nguyên nhân khác khiến phụ nữ chậm kinh là tập luyện. Theo thống kê, khoảng 5-25% nữ vận động viên bị chậm kinh hoặc mất kinh tạm thời. Hiện tượng này còn gọi là vô kinh do luyện tập, phổ biến trong các nữ vận động viên điền kinh hay ballet. Tập luyện với cường độ cao ảnh hưởng tới sản xuất hormone sinh sản, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Với lý do tương tự, phụ nữ rối loạn ăn uống như chán ăn cũng có thể bị chậm kinh. Các nguyên nhân khác gây chậm kinh gồm:
• Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên.
• Rối loạn vùng dưới đồi (khu vực quy định nội tiết tố sinh sản).
• Nuôi con bằng sữa mẹ.
• Béo phì.
• Tránh thai đường uống.
• Căng thẳng.
• Hội chứng buồng trứng đa nang và mất cân bằng hormone khác.
• Suy buồng trứng (mất chức năng buồng trứng bình thường trước tuổi 40).
• Bệnh của tử cung (dạ con).
Lượng máu kinh nặng hơn bình thường
Hầu hết phụ nữ mất khoảng 2-3 môi canh máu kinh mỗi tháng. Nhưng cũng có người nặng hơn (rong kinh) có thể mất 5 hoặc nhiều hơn 5 môi canh máu kinh mỗi tháng. Máu kinh ra nhiều có thể làm bạn thiếu sắt. Cơ thể cần chất sắt để sản xuất hemoglobin, phân tử giúp vận chuyển oxy tới hầu khắp các tế bào trong cơ thể. Không đủ sắt, số lượng hồng cầu sẽ giảm, dẫn tới thiếu máu. Thiếu máu gây các triệu chứng như khó thở, da xanh khác thường, mệt mỏi. Khi đó, bạn cần đi khám để đảm bảo không bị thiếu sắt do mất máu kinh.
Một số nguyên nhân khiến kỳ kinh nặng hơn bình thường, gồm:
• U xơ tử cung hoặc polyp tử cung.
• Sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
• Sử dụng các loại thuốc nhất định (bao gồm các chất làm loãng máu hoặc steroid).
• Thay đổi trong thuốc tránh thai của bạn.
• Rối loạn đông máu, như bệnh von Willebrand.
• Ung thư tử cung.
Bạn có thể đánh giá lượng máu kinh ít hay nhiều bằng thời gian kéo dài kinh nguyệt, số băng vệ sinh mà bạn cần dùng hoặc bằng cảm nhận của chính bạn. Phải thay một hoặc nhiều băng vệ sinh mỗi tiếng, liên tục nhiều tiếng là dấu hiệu cho thấy bạn đang ra máu kinh nặng.
Ngọc Diệp
Tin liên quan
- Vẫn lãng mạn dù có con mọn (10:25:00 03/02/2012)
- Gợi ý để được chồng ‘yêu’ bằng miệng (09:36:00 02/02/2012)
- 20 điều nên biết về ‘chuyện ấy’(2) (08:41:00 01/02/2012)
- 20 điều nên biết về ‘chuyện ấy’(1) (08:38:00 01/02/2012)
- Tìm hiểu testosterone (09:33:00 31/01/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Dấu hiệu kinh nguyệt cần lưu ý
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo