Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Chảy máu mũi, hoặc tê, ngứa chân, tay là dấu hiệu của cao huyết áp.
-
Giảm stress, tăng tình cảm... là 2 trong số nhiều lợi ích khi 'buôn dưa ...
-
Bạn không nên uống trà xanh với đường mà nên dùng cùng mật ong và chanh.
-
Sau khi ăn, bạn không nên đi tắm, đi ngủ, uống trà...
-
Đậu đũa, trứng, hoa quả mọng... giúp tóc đen và trẻ lâu.
-
Đừng bao giờ so sánh mình với bạn gái cũ của anh ấy, dù bạn là 'người chiến ...
-
Lượng vitamin A trong ổi giúp ngăn bệnh về mắt.
-
Thêm dầu oilve vào chế độ ăn hàng ngày sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị ...
-
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của bệnh đường tiết niệu, tim mạch.
Mẹo cải thiện giao tiếp trong hôn nhân
08:47:10 15/12/2011
Trung thực là yếu tố hàng đầu trong giao tiếp vợ chồng. Hãy cho người bạn đời biết cảm xúc, tâm trạng của bạn, những điều làm bạn tức giận. Đừng hy vọng anh ấy sẽ đoán được suy nghĩ của bạn. Bởi chẳng ai có khả năng làm điều đó.
Cải thiện ngôn ngữ cử chỉ
Nếu bạn muốn giao tiếp tốt hơn trong hôn nhân thì bạn cũng cần phải chú ý tới cử chỉ của mình. Ngôn ngữ cơ thể gồm ánh mắt, nét mặt, cử chỉ…. ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa. Những gì bạn nói ra cần khớp với biểu hiện bên ngoài của bạn.
Lắng nghe tích cực
Không chỉ biết lắng nghe đơn thuần, bạn cần phải học cách lắng nghe thực sự. Hãy chú ý vào những gì người bạn đời nói, hiểu câu chuyện mà anh ấy muốn truyền tải tới bạn, đặt câu hỏi khi bạn chưa hiểu ý của anh ấy….
Thể hiện cảm xúc
Điều nguy hiểm nhất trong hôn nhân là tự che giấu cảm xúc của bạn. Nên nói với chồng bạn về cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm… của bạn thường xuyên. Những bộc lộ ở thể chất cũng rất quan trọng: chạm vào chồng bạn, nhìn anh ấy âu yếm…
Không bao giờ được chỉ trích
Chẳng có ai là hoàn hảo trên đời. Hôn nhân là phải biết nâng cao ưu điểm của người bạn đời, đồng thời hạn chế tối đa khuyết điểm của anh ấy. Chỉ trích quá nhiều chỉ khiến vợ chồng có khoảng cách. Hãy nói: “Anh rảnh thì cơm nước giúp em. Có anh giúp em thì còn gì bằng”, thay vì: “Anh chẳng bao giờ chịu nhúng tay vào việc nhà”.
Chia sẻ chuyện hàng ngày
Thường xuyên chia sẻ những chuyện xảy ra trong ngày với chồng của bạn như chuyện công việc, con cái, việc nhà… Chia sẻ giúp hình thành giao tiếp vững chắc trong hôn nhân.
Thảo luận, không phải cãi cọ
Thảo luận là cùng hướng về điều tích cực, tìm cách giải quyết khúc mắc trong khi cãi cọ là tiêu cực, làm trầm trọng thêm xung đột. Nếu có điều gì đó làm bạn phiền lòng, bạn hãy đề nghị chồng mình ngồi xuống và cùng thảo luận…
Khiến đôi bên thoải mái
Sự thoải mái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp vợ chồng. Phải tạo cho chồng bạn cảm giác dễ chịu, tâm lý thư giãn thì anh ấy mới muốn nói chuyện với bạn. Đừng cười chế nhạo khi chồng bạn kể về nỗi yếu ớt, sợ hãi của anh ấy.
Cười với nhau
Cùng xem một bộ phim hài, đọc truyện hài hước, trao nhau một câu nói đùa…. Hai bạn sẽ có những khoảnh khắc vui cười cùng nhau. Điều này khiến vợ chồng gần gũi nhau hơn và nhờ thế, giao tiếp cũng cởi mở hơn. Ngoài ra, tiếng cười còn giúp giảm stress và căng thẳng trong cuộc sống.
Đừng nói khi đang giận
Khi giận, chúng ta có xu hướng nói ra nhiều điều vô nghĩa, chỉ làm tổn thương đối phương. Cách tốt nhất là giữ im lặng hoặc đợi khi bình tĩnh thì mới nói chuyện.
Cải thiện ngôn ngữ cử chỉ
Nếu bạn muốn giao tiếp tốt hơn trong hôn nhân thì bạn cũng cần phải chú ý tới cử chỉ của mình. Ngôn ngữ cơ thể gồm ánh mắt, nét mặt, cử chỉ…. ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa. Những gì bạn nói ra cần khớp với biểu hiện bên ngoài của bạn.
Lắng nghe tích cực
Không chỉ biết lắng nghe đơn thuần, bạn cần phải học cách lắng nghe thực sự. Hãy chú ý vào những gì người bạn đời nói, hiểu câu chuyện mà anh ấy muốn truyền tải tới bạn, đặt câu hỏi khi bạn chưa hiểu ý của anh ấy….
Thể hiện cảm xúc
Điều nguy hiểm nhất trong hôn nhân là tự che giấu cảm xúc của bạn. Nên nói với chồng bạn về cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm… của bạn thường xuyên. Những bộc lộ ở thể chất cũng rất quan trọng: chạm vào chồng bạn, nhìn anh ấy âu yếm…
Không bao giờ được chỉ trích
Chẳng có ai là hoàn hảo trên đời. Hôn nhân là phải biết nâng cao ưu điểm của người bạn đời, đồng thời hạn chế tối đa khuyết điểm của anh ấy. Chỉ trích quá nhiều chỉ khiến vợ chồng có khoảng cách. Hãy nói: “Anh rảnh thì cơm nước giúp em. Có anh giúp em thì còn gì bằng”, thay vì: “Anh chẳng bao giờ chịu nhúng tay vào việc nhà”.
Chia sẻ chuyện hàng ngày
Thường xuyên chia sẻ những chuyện xảy ra trong ngày với chồng của bạn như chuyện công việc, con cái, việc nhà… Chia sẻ giúp hình thành giao tiếp vững chắc trong hôn nhân.
Thảo luận, không phải cãi cọ
Thảo luận là cùng hướng về điều tích cực, tìm cách giải quyết khúc mắc trong khi cãi cọ là tiêu cực, làm trầm trọng thêm xung đột. Nếu có điều gì đó làm bạn phiền lòng, bạn hãy đề nghị chồng mình ngồi xuống và cùng thảo luận…
Khiến đôi bên thoải mái
Sự thoải mái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp vợ chồng. Phải tạo cho chồng bạn cảm giác dễ chịu, tâm lý thư giãn thì anh ấy mới muốn nói chuyện với bạn. Đừng cười chế nhạo khi chồng bạn kể về nỗi yếu ớt, sợ hãi của anh ấy.
Cười với nhau
Cùng xem một bộ phim hài, đọc truyện hài hước, trao nhau một câu nói đùa…. Hai bạn sẽ có những khoảnh khắc vui cười cùng nhau. Điều này khiến vợ chồng gần gũi nhau hơn và nhờ thế, giao tiếp cũng cởi mở hơn. Ngoài ra, tiếng cười còn giúp giảm stress và căng thẳng trong cuộc sống.
Đừng nói khi đang giận
Khi giận, chúng ta có xu hướng nói ra nhiều điều vô nghĩa, chỉ làm tổn thương đối phương. Cách tốt nhất là giữ im lặng hoặc đợi khi bình tĩnh thì mới nói chuyện.
Ngọc Diệp
Tin liên quan
- 9 gợi ý cho tình vợ chồng nồng nàn (08:17:00 14/12/2011)
- 5 bước đối phó khi bị phản bội (09:17:00 13/12/2011)
- ‘Đổi gió’ với ‘yêu’ ngồi trong lòng (11:24:00 11/12/2011)
- Thế yêu ‘bắc cầu’ (08:30:00 09/12/2011)
- Tìm hiểu ung thư buồng trứng (08:34:00 08/12/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Mẹo cải thiện giao tiếp trong hôn nhân
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo