Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hiểu chu kỳ kinh nguyệt

08:27:10 07/03/2011
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể kéo dài 24-36 ngày, không nhất thiết là 28 ngày như nhiều tài liệu đề cập. Chu kỳ đôi khi dài hoặc ngắn hơn ranh giới thông thường và có thể ‘nhảy’ lung tung khi căng thẳng hoặc có yếu tố làm trì hoãn rụng trứng.

Các giai đoạn của chu kỳ

Chu kỳ của bạn được chia làm 2 phần chính:

- Giai đoạn nang (hoặc oestrogenic) từ đầu chu kỳ tới thời điểm rụng trứng.

- Giai đoạn hoàng thể (hoặc progestational) từ ngày rụng trứng tới ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo.

 

Giai đoạn nang

Chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến một số hormone sinh sản khác nhau, đảm bảo trứng rụng từ một trong hai buồng trứng. Khi ấy, hormone được sản xuất trong não giải phóng nhắc nhở tuyến yên tiếp tục giải phóng hormone kích thích nang vào trong máu. Trứng trưởng thành ở buồng trứng trong vòng 2 tuần hoặc tối thiểu là 8 ngày nhưng cũng có khi lâu hơn. Khi estrogen đạt tới mức nhất định khiến tuyến yên phát hành một loạt hormone luteinising (LH). Trứng vỡ ra khỏi buồng trứng và vào khoang xương chậu: Đây là sự rụng trứng.

Giai đoạn hoàng thể

Trứng sau đó được đẩy dọc theo ống dẫn trứng.

Nếu trứng không được thụ tinh

Quả trứng sẽ sống trong vòng 24 tiếng nếu nó không được thụ tinh và sau đó được trục xuất cùng với kinh nguyệt. Mức estrogen và progesteron sau đó giảm xuống, niêm mạc tử cung phân hủy và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu trứng được thụ tinh

Sự thụ thai có thể diễn ra trong vòng vài tiếng sau giao hợp. Tinh trùng bơi lên qua cổ tử cung và tử cung rồi vào ống dẫn trứng, gặp trứng và tạo thành hợp tử. Hợp tử này ngay lập tức chia thành 2, rồi 4, 8 và nhiều tế bào hơn nữa. Các cụm tế bào riêng lẻ tiếp tục phân chia và phát triển các tế bào mới gọi là morula. Khoảng 4 ngày sau khi thụ thai, hàng trăm tế bào được phát triển.

Các gói tế bào sau đó vào trong lớp lót đang dày lên của tử cung và bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ là hCG.

Khi chu kỳ biến mất

Chu kỳ “đi vắng” có thể do cơ thể không đạt đến ngưỡng estrogen cần thiết để kích hoạt rụng trứng; do đó, rụng trứng không xảy ra. Nguyên nhân thường gặp khi mất kinh kéo dài là bệnh tật, căng thẳng, tập thể dục nặng (thường là vận động viên) hoặc trọng lượng cơ thể thấp. Những lý do khác bao gồm đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn gái mới có kinh nguyệt nên chu kỳ thất thường, bước vào tuổi mãn kinh...

 Ngọc Diệp

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo