Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bỏng da do tụ cầu ở bé

08:50:50 12/03/2013

Bỏng da do tụ cầu là bệnh nhiễm khuẩn da cấp tính gây nên bởi ngoại độc tố của tụ cầu vàng nhóm 2. Bệnh hay gặp ở bé dưới 5 tuổi, kể cả ở bé sơ sinh với các tên gọi khác nhau (Ritter von Ritterschein, Pemphigus bé sơ sinh, Hội chứng bỏng rộp da do tụ cầu).

>> Sơ cứu đúng khi bé bị bỏng

Bỏng da do tụ cầu gặp ở hầu hết các nước, nhưng thấy nhiều hơn ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê về tỷ lệ bệnh, nhưng trong những năm gần đây, bệnh gặp tương đối phổ biến tại Viện Da liễu Quốc gia. Ðối tượng mắc bệnh chủ yếu là bé dưới 5 tuổi. Theo một nghiên cứu cho biết, tỷ lệ mắc bệnh 62% là bé dưới 2 tuổi; tỷ lệ tử vong thấp, thường dưới 5%; bệnh có xu hướng thành dịch nhỏ tại các nhà trẻ.

Tiêu bản tổn thương bỏng da do tụ cầu.

Tổn thương bỏng da do tụ cầu ở bé.

Biểu hiện bệnh

Ở người lớn, rất hiếm khi mắc bệnh, chỉ gặp trên những người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, ung thư giai đoạn cuối hoặc suy thận, nhưng tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60% do nhiễm khuẩn huyết hoặc do bệnh nặng có từ trước.

Biểu hiện lâm sàng của bỏng da do tụ cầu rất khác nhau, tùy thể và giai đoạn bệnh.

Khởi đầu bệnh nhi thường sốt và phát ban đỏ ở mắt, mũi, miệng hoặc các nếp gấp nách, bẹn. Ban lúc đầu mịn, nhìn chưa rõ. Sau 24-48 tiếng, từ các ban đỏ sẽ hình thành các bọng nước tạo thành các nếp nhăn trên da. Các bọng nước thường rất nông, nhẽo, ranh giới không rõ, dễ tuột ra khi va chạm. Đôi khi các bọng nước liên kết với nhau tạo thành mảng rộng, sau đó trợt ra như bị bỏng để lộ nền da đỏ ẩm ướt, bong vảy mỏng và rất đau.

- Triệu chứng toàn thân: Bé mệt, bú kém, dễ bị kích thích, sốt. Có thể thấy triệu chứng nhiễm tụ cầu nơi khác như viêm phổi, nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cơ...

Nguồn lây bệnh 

Nếu mẹ bị áp-xe vú do tụ cầu hoặc những người nuôi dưỡng bé bị viêm da (viêm họng)... thì có thể lây bệnh cho bé.

Điều trị và phòng bệnh

Bệnh nhi nên được chăm sóc tại bệnh viện. Bé đựợc rửa các tổn thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các tổ chức đã bị hoại tử, bong vảy. Bác sĩ có thể bôi các thuốc sát khuẩn như milian, mỡ kháng sinh cho bé.

Bệnh nhi cần được dùng kháng sinh càng sớm càng tốt với các loại thuốc có tác dụng diệt tụ cầu mạnh hoặc tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Đối với các ca bệnh nặng cần bồi phụ nước, điện giải cho bệnh nhi.

Phòng bệnh bằng các biện pháp: Nếu mẹ bị áp-xe vú do tụ cầu thì không nên cho con bú cho đến khi điều trị khỏi hẳn áp-xe này. Đối với những người nuôi dưỡng bé, nếu bị viêm da, viêm họng... cần điều trị khỏi hẳn mới tiếp tục chăm sóc bé. Trong nhà trẻ, khi có bé bị bệnh cần cách ly và không cho bé khỏe mạnh tiếp xúc với bệnh nhi. Điều trị tích cực các bệnh viêm da, viêm tai mũi họng... cho bé. 

Theo thạc sĩ Phạm Thanh Xuân
Sức Khỏe & Đời Sống

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo