- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé chậm nói do điếc
Thấy con không phản ứng khi bố mẹ gọi, hơn 2 tuổi vẫn chưa biết nói, hay khóc và ăn vạ, Huế đưa con đi khám tai thì biết bé bị điếc bẩm sinh.
>> Phát hiện điếc sớm ở bé
Bế cậu con trai 2 tuổi rưỡi đến làm thủ tục chuẩn bị phẫu thuật cấy ốc tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Huế (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, bé nhà mình bị điếc ở mức độ nặng nhất. Người mẹ kể, bé đầu khỏe mạnh bình thường nên khi sinh bé thứ 2 khỏe khoắn, ăn ngoan, ngủ ngon, vợ chồng Huế rất mừng. Thế nhưng đến một tuổi Huế vẫn không thấy con "ê a" tiếng nào, bố mẹ hay người khác gọi cháu không hề quay lại hay có phản ứng gì. Bé cũng hay khóc lóc khi không đòi được thứ mình muốn.
Ban đầu, vợ chồng Huế nghĩ con chậm nói nên cố chờ đợi. Là giáo viên, Huế thấy con có một số dấu hiệu giống với bệnh tự kỷ nên đưa bé đến một bệnh viện nhi khám. Bài test cho thấy con có rối loạn nhẹ. Dù vậy, bác sĩ vẫn khuyên Huế nên đưa cháu đi kiểm tra chức năng nghe.
"Khi các bác sĩ nói cháu bị điếc ở mức độ nặng nhất, tôi giận mình quá. Tôi đã không tin vào linh cảm người mẹ. Tôi đã cảm thấy có điều gì đó bất thường ở con từ lâu nhưng cố lờ đi. Thương con quá, hóa ra vì con không thể hiểu người khác nói gì và không thể cất thành lời những điều mình muốn nên mới hay khóc lóc, đập phá như thế" - Huế chia sẻ.
Một bé nghe kém đang được đo xác định thính lực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.
Cũng có mặt tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương để kiểm tra chức năng nghe cho con, Liễu (Quốc Oai, Hà Nội) bàng hoàng khi biết bé bị điếc bẩm sinh, dù trước đó cô cũng từng dự cảm về điều này.
"Lúc con tròn một tuổi mà vẫn chưa nói được tiếng nào, mẹ dạy gì, hỏi gì cũng không hiểu mình đã định đưa con đi khám nhưng người nhà cứ can, bảo bé phát triển chậm hơn tuổi một chút, chẳng sao cả" - người mẹ trẻ ngậm ngùi kể.
Liễu cho biết, bản thân cô cũng có lúc nghĩ rằng con chậm nói nên cố gắng nói chuyện thật nhiều với con và tìm hiểu những cách giúp con tập nói. Nhưng những việc này đều không có tác dụng. Tới khi bé 18 tháng, vợ chồng Liễu quyết tâm đưa con đi khám tai. Bác sĩ cho biết con chị bị điếc bẩm sinh và trước mắt gia đinh nên mua máy trợ thính để hỗ trợ bé nghe.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương (khoa Thanh - thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương) cho biết, mỗi ngày tại đây có tới 7-10 bé đến khám vì nghe kém. Chủ yếu các bé này đều bị điếc bẩm sinh do tai trong không bình thường.
Theo bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây tình trạng này: Do rối loạn hệ thống ốc tai trong thời kỳ bào thai khi người mẹ bị nhiễm virus, vi khuẩn 3 tháng đầu thai kỳ hoặc dùng các thuốc gây độc cho thai hay hút thuốc uống rượu... Ngoài ra, có thể bé có thể bị điếc trong quá trình sinh do đẻ non khi thai chưa phát triển hoàn thiện; chuyển dạ kéo dài (làm suy thai); vị trí rau bám bất thường hay can thiệp bằng biện pháp thô bạo trong lúc đẻ... Một số bé có thể bị điếc sau sinh do rối loạn gene, nhiễm vi khuẩn, virus; dùng kháng sinh mạnh, hoặc bệnh lý khác của tai như viêm tai, viêm màng não, viêm não, có khối u...
Bác sĩ Nguyễn Duy Dương cho biết, thường các trường hợp này đều không thể điều trị được, chỉ có thể can thiệp bằng các biện pháp nghe hỗ trợ như dùng máy trợ thính hoặc phẫu thuật cấy điện cực ốc tai.
Theo bác sĩ đối với bệnh này, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời rất quan trọng. Bé nghe để học nói. Trong bào thai và khi mới sinh bé đã nghe được âm thanh. Trung tâm phát triển ngôn ngữ ở vỏ não chỉ phát triển trong 3-4 năm đầu đời, trung tâm ngữ nghĩa thì 1-2 năm đầu đời. Vì thế, phát hiện bé không có khả năng nghe khi đã 2,5-3 tuổi là muộn, khiến việc học nói của bé khó khăn. Khi không thể nghe được, bé sẽ không thể nói, dễ bị cô lập, rối loạn tâm lý.
Trong khi đó, bác sĩ cho biết, nhiều phụ huynh vì chủ quan hoặc thiếu thông tin về bệnh nên đưa con đi khám muộn, khi bé đã 4-5 tuổi.
Trường hợp bé Trà My (Đống Đa, Hà Nội) là một điển hình. Gia đình khá giả nhưng bố mẹ Trà My vì lý do công việc thường xuyên phải đi công tác xa nhà và giao việc chăm sóc cô con gái cho người giúp việc. Khi thấy My lớn rồi vẫn ngơ ngẩn, không nói được, bố mẹ nghĩ con chậm phát triển nên càng chán nản và không mấy quan tâm tới cô bé. Mãi tới khi My gần 5 tuổi, nghe lời khuyên của một người bạn là giáo viên, mẹ bé mới dẫn con đi khám tai và biết bé bị điếc bẩm sinh.
Theo bác sĩ Dương, bố mẹ hoàn toàn có thể phát hiện sớm con nghe kém. Bé bình thường sẽ có một số phản xạ như phản xạ đánh thức: Khi bé đang ngủ lơ mơ, người lớn vỗ tay hay làm một tiếng động lớn bé nghe được mở bừng mắt nhìn, khóc... hay phản xạ mắt - tai: Khi vỗ tay, bé chớp mắt, sợ hãi, quấy khóc. Chỉ cần để ý một chút phụ huynh có thể thấy những dấu hiệu bất thường ở con.
"Trong 6 tháng đầu, khi thấy con không có phản ứng với âm thanh, tiếng động, tới 1-1,5 tuổi mà chưa nói được, không 'ê a' thì cần nghĩ tới nguy cơ con bị nghe kém. Hiện nay, một số bệnh viện phụ sản có chương trình sàng lọc đo ốc tai, bạn nên cho con tham gia để có thể phát hiện bệnh cho bé từ sớm" - bác sĩ nói.
Theo Vương Linh
VnExpress
- Bệnh thủy đậu vào mùa (07:46:00 28/02/2013)
- Bệnh quai bị ở bé (09:59:00 27/02/2013)
- Bé mút tay suốt ngày (21:59:00 25/02/2013)
- Cách cho bé ăn sữa chua tốt nhất (21:19:00 24/02/2013)
- TPHCM: Nhiều bé nhập viện vì viêm não, màng não (11:44:00 23/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |