- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm sóc răng sữa
'Bé nhà tôi bắt đầu mọc nhiều răng, hàm răng sữa ngày càng đầy đặn đáng yêu. Tuy nhiên, tôi nghe nói rằng, răng sữa dù đẹp nhưng chưa chắc răng vĩnh viễn đã đẹp, vẫn có thể hô, vẩu, lệch, không đều… Xin hỏi, nên chăm sóc răng sữa cho bé như thế nào vì thực tế khó mà chải răng cho bé' - ngocha…@yahoo.com
>> Chăm sóc răng sữa cho con
>> Chăm sóc toàn diện răng bé
Tiến sĩ Phan Ái Hùng (Chủ nhiệm bộ môn Răng trẻ em, Khoa Răng hàm mặt - Đại học Y Dược TP HCM) trả lời:
- Khoảng 2-3 tuổi, bé có đủ 20 răng sữa (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới). Mỗi hàm sẽ gồm hai răng cửa giữa, hai răng cửa bên, hai răng nanh và bốn răng cối.
Mặc dù bộ răng sữa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng nó có vai trò quan trọng như: giúp tiêu hóa thức ăn, giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhờ vận động ăn nhai, phát âm. Cũng không thể không tính đến yếu tố thẩm mỹ và vệ sinh trong thời đại ngày nay. Một em bé với nụ cười tươi, hàm răng đều đặn, hơi thở thật thơm tho... khiến bé đáng yêu. Vì vậy, giữ gìn nụ cười cho bé với hàm răng lý tưởng là tiêu chí cần đạt, trong đó quan trọng nhất là không sâu răng.
Sâu răng sữa (và những biến chứng của bệnh) chẳng những làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bộ răng vĩnh viễn sau này mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của bé, đến kinh tế gia đình. Giữ vệ sinh răng miệng nói chung, chải răng nói riêng nên được bắt đầu thật sớm, ngay khi bé có những chiếc răng đầu tiên (chứ không phải chờ đến khi bé mọc đủ 20 chiếc răng). Việc giữ vệ sinh răng miệng này của bố mẹ tạo điều kiện hình thành và phát triển thói quen “chấp nhận chải răng” và “tự chải răng” cho bé sau này (trong giai đoạn đầu đời này, hình thành thói quen quan trọng hơn là hiệu quả của động tác giữ gìn vệ sinh răng miệng). Những chiếc răng đầu tiên thường là các răng cửa, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chải (đánh). Trong giai đoạn làm quen này, có thể sử dụng gạc ướt để lau tại chỗ chiếc răng. Tuy nhiên, nên nhanh chóng chuyển qua sử dụng bàn chải nhỏ, lông mềm.
Chải răng lúc nào cho bé? Sau mỗi lần ăn và quan trọng nhất là trước khi ngủ. Vì lúc ngủ là lúc sâu răng có điều kiện tốt nhất để hình thành và phát triển nếu không giữ vệ sinh răng miệng. Kem đánh răng cũng nên sử dụng cho bé một khi bé đã biết “khạc, nhổ”. Và chỉ nên dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu (đỗ). Không cho bé đi ngủ với chất ngọt trong miệng, nhất là những năm tháng đầu đời.
Theo Phunuonline
- Bổ sung vitamin D cho bé đúng cách (09:41:00 16/02/2013)
- Bé còi cọc có thể do dị ứng thức ăn (14:33:00 14/02/2013)
- Chế độ ăn giúp bé khỏe dịp Tết (00:40:00 13/02/2013)
- Giúp bé tránh hóc dị vật trong ngày Tết (16:20:00 10/02/2013)
- Phòng ngộ độc thức ăn cho bé ngày Tết (09:12:00 08/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |