- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Giúp bé tránh hóc dị vật trong ngày Tết
Sặc hạt dưa, hạt bí là những tai nạn thường xảy ra cho bé vào đầu năm, có thể làm tắc nghẽn đường thở nếu không xử trí kịp thời.
Dị vật đường thở thường xảy ra ở bé tuổi ăn dặm đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này bé thường tò mò, thích cho vào miệng những vật cầm chơi. Các phản xạ đóng - mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục. Nếu bất cẩn cho bé ăn, ngậm các loại hạt này sẽ rất dễ bị sặc gây dị vật đường thở.
Nhiều trường hợp người nhà không nhận biết kịp thời khi bé bị sặc để xử trí đúng, dẫn đến bé bị ngưng thở trước khi đến bệnh viện hoặc vào viện muộn. Bé đã bị viêm phổi kéo dài, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi rất khó chữa trị.
Nhận biết bé bị dị vật đường thở
Bé đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái. Sau đó thở ngước, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở, bé sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay. Cơn ho này kéo dài sau đó dịu đi, chỉ còn những tiếng ho rải rác.
Xử trí tại chỗ
Khi phát hiện hay nghi ngờ bé bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí không để tránh ngạt thở. Nếu bé nói được, khóc, đưa ngay đến bệnh viện để được khám và gắp dị vật ra. Nếu bé khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, thực hiện ngay thao tác vỗ lưng ấn ngực để bé không bị ngạt thở. Bé lớn thì làm thủ thuật Heimlich (từ phía sau ôm ngang ngực ấn mạnh để tống dị vật ra ngoài), sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
Cách phòng tránh
Không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của bé. Không để vương vãi trên sàn nhà hạt dưa hấu, hạt na, vỏ hạt dưa, vỏ hạt bí, bé có thể nhặt cho vào miệng.
Không cho bé nhỏ ăn dưa hấu chưa lấy hết hạt ra hoặc các loại hạt dưa, hạt bí, lạc. Không cho bé ngậm miếng dưa chuột, mảnh bánh tráng. Không cho bé chơi với các loại hạt, đồng xu, đồ vật nhỏ.
Tránh ép bé ăn uống khi đang khóc. Không cho bé ngập thức ăn trong miệng và đùa giỡn. Nếu nhìn thấy bé cho những thức ăn này vào miệng cũng không vội quát mắng làm bé khóc thét dễ bị sặc.
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kim Thoa (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM)
VnExpress
- Phòng ngộ độc thức ăn cho bé ngày Tết (09:12:00 08/02/2013)
- Nhiễm trùng có thể gây hỏng thận ở bé (08:47:00 07/02/2013)
- Sửa nói ngọng cho bé 3 tuổi (08:58:00 05/02/2013)
- Bình Dương: Lấy nhầm rượu pha sữa cho bé một tuần tuổi (10:22:00 04/02/2013)
- Bé quấy khóc khi ngủ (08:34:00 04/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |