- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé gái bỏng nặng mông vì nồi canh nóng
Chạy chơi trong nhà không may bị trượt dép khiến bé Nguyệt (ở Gia Lâm, Hà Nội) ngã vào nồi canh nóng, phần mông bị bỏng nặng.
Ngồi chăm con tại khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh Pôn), chị Mai (mẹ bé) vẫn chưa hết sợ khi nhớ lại sự việc. Nồi canh khoảng 2-3 lít chị vừa bắc xuống khỏi bếp được một lúc thì bé Nguyệt chạy đến, ngã vào.
"Nhìn con bị băng bó như thế này thấy thương, xót con quá. Lần sau thì thật là không dám để canh nóng, phích nước nóng dưới đất nữa" - chị Mai nói.
Bé Nguyệt bị bỏng nặng nhất ở phần mông vì ngã cả vào nồi nước canh.
Theo thống kê chưa đầy đủ, ước tính ở Việt Nam mỗi ngày có gần 180 bé bị bỏng. Trong đó, hơn 83% các ca bỏng do nước sôi, thức ăn nóng. Đa phần các tai nạn xảy ra tại nhà.
Theo các bác sĩ, bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm với bé. Việc chữa trị lâu dài, tốn kém, thậm chí có thể gây tử vong, để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ hoặc da.
Bé 2-5 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên sự an toàn của bé hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và kỹ năng của cha mẹ. Bé dễ bị bỏng khi người lớn để những vật dễ gây bỏng như nước sôi, canh nóng, bếp nấu ăn, bàn là nóng... trong tầm với của bé hoặc nơi bé thường qua lại. Để phòng tránh, cha mẹ cần để những vật này ở những nơi bé không sờ hoặc với tới được.
Khi bé bị bỏng cần loại bỏ tác nhân gây bỏng bằng cách: bế bé khỏi nồi thức ăn sôi, bàn là, ống bô nóng... và gạt bỏ bớt các chất gây bỏng này. Không dùng mẻ, kem đánh răng, mỡ trăn để đắp lên vết bỏng. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng thêm, khó khăn trong điều trị. Chẳng hạn, mẻ là môi trường axít, không có tác dụng chữa bỏng mà tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Thay vào đó, dùng nước mát, sạch, dội nhẹ nhàng, liên lục vào vết thương trong vòng 15-20 phút giảm độ sâu của bỏng. Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên, chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo cho bé nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng. Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải hay gạc sạch, trách làm vỡ nốt phồng, không dùng băng dính băng vết bỏng.
Theo Phương Trang
VnExpress
- Phòng 4 bệnh mùa đông ở bé (08:13:00 06/12/2012)
- Thắc mắc bôi nước lá hẹ giảm đau mọc răng (10:20:00 05/12/2012)
- Bé gái 3 tuổi ăn nhầm bả chuột (09:15:00 04/12/2012)
- Phì đại âm vật ở bé (09:59:00 02/12/2012)
- Vệ sinh mũi an toàn cho bé (09:59:00 30/11/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |