- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Khi bé rối loạn tiêu hóa dài ngày
'Con tôi 29 tháng tuổi, cháu bị rối loạn tiêu hóa khi uống thuốc. Uống men tiêu hóa thì đỡ đến 1-2 hôm sau bị lại làm tôi rối ruột quá.
Cháu giờ ốm nhom, cháu rất thích ăn nhưng ăn vào lại không tiêu gì, bụng cứ trương lên, nôn ói. Tình trạng này kéo dài nửa tháng nay vẫn chưa khỏi. Cháu đã uống nhiều loại thuốc nhưng không có hiệu quả mấy. Cháu đi phân sền sệt lúc lỏng, lúc nát, lúc giống như bột vật nát vậy. Bác sĩ ơi không biết bao giờ cháu mới lớn? Cháu ăn được nhưng chậm phát triển cả chiều cao và cơ thể. Bác sĩ tư vấn giúp'.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
trả lời:Hiện tại con bạn mắc hội chứng kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài mà nguyên nhân có thể do loạn khẩn đường ruột, viêm ruột… Vì vậy bạn cần cho cháu đi khám, làm xét nghiệm phân để chẩn đoán nguyên nhân. Cứ điều trị lung tung như vậy chỉ làm bệnh nặng thêm.
Nếu bé bị loạn khuẩn đường ruột thì việc dùng men tiêu hóa vi sinh cần phải kéo dài chứ không phải chỉ dùng vài 3 ngày là khỏi. Hơn nữa tình trạng thiếu kẽm, thiếu sắt, thiếu vitamin A cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa kéo dài ở bé.
Vì bạn không nói rõ cân nặng chiều cao nên tôi không biết tình trạng dinh dưỡng của cháu thế nào? Một bé suy dinh dưỡng thì tình trạng rối loạn tiêu hóa là đương nhiên, bé cần có chế độ ăn thích hợp. Trước hết bạn nên cho cháu ăn cháo, soup, cơm nát, nên ăn nhiều bữa (4-5 bữa/ngày), tạm thời ăn ít đồ tanh, ăn giảm chất béo. Tốt nhất là ăn cháo nấu thịt gà, carrot, khoai tây, cho bé ăn 1-2 tuần, rồi chuyển dần sang thức ăn khác. Nên ăn sữa chua 1-2 cốc /ngày, uống sữa không có đường lactose 400-500 ml/ngày, ăn quả chín như chuối tiêu, hồng xiêm.
Còn thuốc uống phải cho con đi khám bác sĩ, không nên tự động mua thuốc cho con uống.
Theo VnExpress
- Chăm bé sơ sinh mùa đông (09:10:00 12/12/2012)
- Trời lạnh, bé dưới 6 tháng dễ viêm tiểu phế quản (10:22:00 11/12/2012)
- Bé 3 tuổi nguy kịch vì không tiêm uốn ván đủ liều (10:59:00 09/12/2012)
- Bé gái bỏng nặng mông vì nồi canh nóng (09:11:00 07/12/2012)
- Phòng 4 bệnh mùa đông ở bé (08:13:00 06/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |