- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tăng đề kháng giúp bé phòng bệnh giao mùa
Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, nếu sức đề kháng kém, bé rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh… Sức đề kháng chính là yếu tố chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, sự sinh tồn của cơ thể.
Tác nhân ngoại lai có thể tạm chia thành 2 loại: những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài (trong đó có các loài vi sinh vật gây bệnh )và yếu tố nội tại bên trong cơ thể (hệ thống thần kinh, hệ nội tiết tố, hệ thống miễn dịch).
Sức đề kháng của bé truyền từ mẹ trong 6 tháng đầu
Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân bé đã có một sức đề kháng nhất định để chống lại những yếu tố không có lợi, trong đó có kháng thể mẹ truyền cho con qua rau thai. Vì vậy, khi mới sinh ra, bé đã có sẵn một lượng kháng thể nhất định để chống lại một số yếu tố gây bệnh (nhưng không phải tất cả). Hầu hết các bé sơ sinh đều có sức đề kháng này cho nên bé sống và phát triển một cách tự nhiên.
Tuy vậy, cũng có một số bé từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh do bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền sang cho con được bao nhiêu. Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm các yếu tố chung về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác động của ngoại lai và cả khả năng thích ứng (với thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường…), đặc biệt là các loại kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi khuẩn, virus, vi nấm) được gọi là sức đề kháng do mẹ cho con.
Hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể bé khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của bé giảm xuống là thời kỳ bé rất dễ mắc bệnh tật, trong đó các bệnh nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sốt xuất huyết…).
Như vậy, sức đề kháng của bé một phần do mẹ truyền cho, một phần tự cơ thể bé tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là miễn dịch chủ động. Ngoài ra, cơ thể bé còn có miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắcxin để kích thích cơ thể hình thành kháng thể. Vì vậy, sức đề kháng của bé càng ngày sẽ được hoàn thiện dần chứ không thể trong ngày một, ngày hai được.
Để có sức đề kháng của bé càng ngày càng tốt thì cần nhiều yếu tố trong đó có vấn đề dinh dưỡng, vấn đề sử dụng các loại vắcxin phòng chống bệnh nhiễm khuẩn, vấn đề môi trường sống. Tất cả các yếu tố này nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết tố của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.
Những biện pháp để nâng sức đề kháng cho bé
Sức đề kháng của cơ thể không phải vĩnh viễn mà luôn luôn thay đổi tùy theo hoạt động của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm khi chế độ sinh hoạt không bình thường, đặc biệt là ở bé. Chúng ta biết rằng khi bé còn trong bụng mẹ thì bé được bảo vệ hết sức an toàn, môi trường trong lành, yên tĩnh, mọi sự sống của bé hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
Khi chào đời, bé bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ và đầy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí hậu, yếu tố có hại (bụi, nóng, vi sinh vật gây bệnh…); đồng thời, sau khi rời khỏi mẹ (cắt rốn) thì nguồn kháng thể của mẹ truyền sang bị ngưng đột ngột trong khi bé chưa thể tự tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác yếu tố bệnh đó. Lúc này rất cần thiết sự hỗ trợ kháng thể của người mẹ có trong sữa mẹ và chính sữa mẹ là nguồn kháng thể vô cùng quan trọng cho bé sơ sinh và cả những tháng ngày sau đó.
Bên cạnh sữa mẹ là quá trình nuôi dưỡng bé phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, để đảm bảo cho bé phát triển tốt thì cần cho bé ngủ tốt (bé 2 tuổi cần ngủ 12–15 tiếng; khi bé tăng thêm một tuổi thì số giờ bé ngủ giảm đi một tiếng). Cần cho bé uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 1500ml, bao gồm nước có trong thực phẩm, hoa quả).
Trong thực đơn hàng ngày, cần cho bé ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài ra, cần cho bé hoạt động thể lực, không nên để bé ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày.
Với bé còn nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút.
Vấn đề tạo kháng thể thụ động để chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng, đó là tiêm vắcxin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia cho bé.
Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Khắc Hậu
Sức Khỏe & Đời Sống
- Bé gái đứt 4 ngón chân vì tấm cản pô xe máy (14:37:00 28/11/2012)
- Cần Thơ: Bé gái bị điện giật chết tại khu vui chơi (14:23:00 27/11/2012)
- Trị ho cho bé bằng thảo dược (10:10:00 26/11/2012)
- Gia tăng dị ứng thức ăn ở bé (00:15:00 24/11/2012)
- Sơ cứu đúng cách dị vật đường thở ở bé (13:52:00 22/11/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |