- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 2 tuổi tử vong vì hóc lạc
Ngày 8/8, khoa Cấp cứu (bệnh viện Nhi Đồng 2) tiếp nhận bé Nguyễn Duy (2 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TP HCM) trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Trước đó bệnh nhi được người nhà cho ăn lạc rang. Trong lúc ăn, bé nô đùa thì bị ho, tay ôm lấy cổ, mắt trợn ngược, toàn thân đột ngột tím tái.
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt bé nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của bé ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực: Lật bé nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
Ngay lập tức cháu được gia đình chuyển đến bệnh viện Gò Vấp. Sau khi sơ cứu, bệnh viện này tiếp tục chuyển bé Duy lên Nhi Đồng 2. Tại đây, bé được hỗ trợ hô hấp và hồi sức tích cực. Tuy nhiên do bị ngưng thở quá lâu nên bé đã bị chết não, huyết áp không ổn định nên bác sĩ không tiến hành nội soi để gắp dị vật ra ngoài.
Sau một ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhi diễn tiến năng thêm, bé bị hôn mê sâu không thể cứu chữa được nên gia đình đã làm thủ tục đưa bé về. Theo nhận định của các bác sĩ, bé Duy là trường hợp bị hóc dị vật đường thở gây tắc nghẽn hoàn toàn, do không được sơ cứu kịp thời nên khi chuyển đến bệnh viện cháu đã không thể qua khỏi.
Dị vật đường thở là tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ cao nhất rơi vào bé từ 2 đến 4 tuổi. “Hung thủ” gây dị vật đường thở thường gặp nhất là hạt lạc, hạt ngô, hạt dưa, hạt nhãn, mẩu xương, vỏ tôm,… Khi bé bị hóc dị vật, người lớn không nên đưa tay vào cố lấy dị vật ra vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn. Cần bình tĩnh sơ cứu bằng các biện pháp vỗ lưng, ép ngực để tống dị vật ra ngoài.
Theo Vân Sơn
Dân Trí
- Bé đổ bệnh vì mẹ chăm sai cách (00:58:00 13/08/2012)
- Độ tuổi bắt đầu ăn được chất tanh (11:43:00 10/08/2012)
- Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở bé (11:02:00 09/08/2012)
- Bé 8 tuổi bị mù do giun đũa chó (00:25:00 09/08/2012)
- Bé 6 tuổi bị kẹp tay vì tự đi thang máy (09:29:00 07/08/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |