- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở bé
'Con gái tôi bị sốt và chảy mủ tai. Nghe nhiều người nói có khi cháu bị thủng màng nhĩ nên mới chảy mủ tai. Xin bác sĩ cho biết triệu chứng thủng màng nhĩ như thế nào?' - Nguyễn Thị Cẩm Nhung (Nghệ An).
Bác sĩ Bùi Thị Vân trả lời:
Triệu chứng thủng màng nhĩ là đột ngột gây đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, điếc.
- Nếu thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp thì trước đó sẽ có triệu chứng sốt, đau nhức tai, ù tai, nghe kém, khi màng nhĩ thủng, thấy mủ chảy ra ống tai ngoài.
- Trường hợp thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch thì triệu chứng không rõ ràng vì viêm tai giữa thanh dịch thường không sốt, không đau tai, ít khi bị ù tai, không có chảy dịch ở tai, chỉ có biểu hiện nghễnh ngãng.
Điều trị chủ yếu là vá lại màng nhĩ.
Phòng thủng màng nhĩ bằng cách không dùng vật nhọn để ngoáy tai. Điều trị tích cực các bệnh về tai - mũi - họng để tránh bị viêm tai giữa mủ dẫn đến thủng màng nhĩ... Người lớn và bé đều phải rất thận trọng với tăm nhọn, vật dụng nhọn để lấy ráy tai. Tai nạn dùng tăm bông, vật dụng ngoáy tai quá sâu cho bé, gây thủng màng nhĩ không phải là hiếm. Vì thế, khi vệ sinh tai phải rất chú ý, không vừa ngoáy tai vừa chơi đùa, không để tự bé cầm tăm bông, chỉ nhẹ nhàng xoay tròn tăm bông để lau hết ráy ướt ở bên ngoài, không cho vào sâu.
Riêng với những người có ráy tai cứng, tuyệt đối không cố đẩy đầu vật nhọn vào để lấy ráy tai mà có thể làm mềm ráy tai bằng cách nhỏ vào tai vài giọt muối sinh lý, đợi mềm rồi lấy. Nhưng nếu ráy quá sâu không được cố lấy mà nên đến bác sĩ tai - mũi - họng. Là những người có chuyên môn, kinh nghiệm bác sĩ có thể gắp được nhũng cục ráy tai cứng, to mà vẫn an toàn cho người bệnh.
Mẹ lấy ráy tai bằng vật cứng làm con bị thủng màng nhĩ |
Theo Dân Trí / Sức Khỏe & Đời Sống
- Bé 8 tuổi bị mù do giun đũa chó (00:25:00 09/08/2012)
- Bé 6 tuổi bị kẹp tay vì tự đi thang máy (09:29:00 07/08/2012)
- Bé một tuổi teo não vì nhai dây quạt điện (08:16:00 06/08/2012)
- Tiêm văcxin phế cầu cho bé (08:58:00 03/08/2012)
- Bé 2 tuổi nôn ra máu vì hóc xương cá (17:45:00 01/08/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |