- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tác hại khi bé uống nhiều nước có gas
'Mùa nóng con tôi rất thích uống nước ngọt có gas trong bữa ăn. Cháu có thể uống nước có gas hàng ngày mà không chán. Tôi ngăn thì có người bảo gas giúp tiêu hoá, cứ để con uống. Tôi muốn hỏi bác sĩ có phải thế không ạ?' (Lan Hương - Hà Nội).
Chuyên gia dinh dưỡng, PGS.TS. Lê Bạch Mai trả lời:
Với lượng uống vừa phải, sử dụng không thường xuyên, nước ngọt có gas cung cấp một phần năng lượng, tạo cảm giác thoải mái và phần nào đó kích thích tiêu hóa. Nhưng nếu dùng nhiều, nước ngọt có gas có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển và sức khỏe của bé.
Do cung cấp thêm cho cơ thể bé một lượng đường đáng kể nên khiến bé dễ bị dư thừa năng lượng, dẫn tới béo phì nhất là đối với bé ít vận động, ít chơi thể thao.
Cả thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng đều là nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành (bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch...)
Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt sẽ khiến một số bé không ăn đủ lượng thức ăn giàu các chất dinh dưỡng trong bữa chính, không uống đủ sữa và đưa tới mất cân bằng năng lượng, làm bé có thể bị suy dinh dưỡng.
Một số nước ngọt có gas chứa phosphoric, khi hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, làm giảm nguồn canxi cung cấp cho quá trình tạo xương.
Hại men răng
Các axit có trong nước ngọt có gas như phosphoric, citric... cộng với chất đường là các tác nhân làm mòn, hủy hoại men răng, gây sâu răng cho bé.
Rối loạn tiêu hóa
Nước ngọt có gas chứa các axit, khí gas sẽ tác động đến dạ dày có thể gây cồn cào, tổn thương niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, axit phosphoric có thể làm vô hiệu hóa axit hydrochloric trong dạ dày, đưa tới đầy hơi và khó tiêu hóa. Vì vậy, không nên cho bé uống quá nhiều sau khi ăn, tránh uống khi đói hoặc trước lúc đi ngủ.
Ngoài ra, phẩm màu, hương liệu, phụ gia, chất bảo quản (đặc biệt là sodium benzoate) trong nước ngọt có gas có thể cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé khi thường xuyên đưa vào cơ thể quá nhiều. Một số loại nước ngọt có gas có chứa caffein gây tác động xấu đến tim mạch khi sử dụng quá độ.
Theo Sức Khỏe & An Toàn Thực Phẩm
- 'Điên đầu' khi con nghỉ hè (09:39:00 14/06/2011)
- Chỉnh răng cho bé (14:16:00 12/06/2011)
- Bé bị điếc do mẹ mắc rubella khi mang thai (14:14:00 12/06/2011)
- Để bé có kỳ nghỉ hè bổ ích (12:49:00 10/06/2011)
- Chế độ ăn uống khi bé sốt (09:32:00 09/06/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |