- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Ngộc độc vì uống sữa tắm, nước pha sơn
Anh Quách Ngọc Dũng (Thái Bình) làm thợ sơn, cuối ngày làm việc anh thường mang những dụng cụ con lăn và dung dịch pha sơn về nhà. Một lần do bận quá nên anh vội để bình nước pha sơn ngay lối ra vào nhà. Cậu con trai hai tuổi của anh tưởng rằng nước sôi để nguội nên lấy uống.
Kết quả cháu bị bỏng miệng nặng vì dung dịch kiềm trong nước pha sơn.
Một bệnh nhi ngộ độc hóa chất đang được điều trị. |
Những trường hợp xảy ra ngộ độc lại thường rơi vào những cháu tinh nghịch, hiếu động, tò mò. Khi xảy ra ngộ độc nhiều gia đình đã không biết cách sơ cứu nên khi vào viện gây khó khăn cho việc cứu chữa hơn.
Ngộ độc chì từ thuốc nam
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương và khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), nguy cơ bé bị ngộ độc hóa chất có giảm hơn nhưng đáng lo ngại nhất là ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm ở bé vẫn xảy ra thường xuyên. Do sự chủ quan của cha mẹ tự ý cho con dùng các loại thuốc thay vì đến bệnh viện.
Trong nhà có con nhỏ hay ốm đau nên chị Mai (Đống Đa, Hà Nội) mua sẵn thuốc và nhiệt kế đo nhiệt độ về nhà để phòng lúc đêm hôm. Trong lúc đang bận nấu cơm tối cho gia đình, chị không để ý kỹ cậu con trai. Khi vào phòng ngủ chị hoảng hốt khi cháu cầm chiếc nhiệt kế và cắn nát. Bố mẹ cháu chủ quan nên không đưa con đến bệnh viện. Vài tiếng đồng hồ sau thấy cháu có biểu hiện nôn, người lịm đi, gia đình đã vội đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu. Kết quả cháu bé bị ngộ độc thủy ngân nặng.
Gần đây, khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) đã cấp cứu cho một trường hợp thương tâm vì ngộ độc chì, thủy ngân trong thuốc nam không có nguồn gốc.
Từ 1 tháng tuổi, bé Lan (Lý Nhân, Hà Nam) đã hay đi ngoài phân sống, mỗi ngày 7-8 lần, khám ở nhiều nơi không thuyên giảm. Qua giới thiệu của nhiều người, bố mẹ cháu tìm đến tận hiệu thuốc ở tận thành phố Pleiku (Gia Lai). Ông thầy cắt cho một lọ thuốc và quảng cáo thuốc được bào chế gia truyền có những viên màu bạc trông như bi xe đạp và quả quyết đây là loại thuốc đặc trị tiêu chảy có tác dụng rất nhanh và hiệu quả.
Ông thầy còn dặn dò rất kỹ phải cho uống cùng sữa nên bố mẹ cháu Lan đã làm theo. Sau khi uống thuốc cháu Lan giảm đi phân sống hẳn. Nhưng bé lại bỏ bú, người sốt, mệt hơn. Nghĩ là con bệnh nặng nên gia đình càng đổ thuốc vào sữa cho uống tiếp nữa. Vài ngày sau thấy kết quả càng xấu đi cháu mới được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng ngừng thở, hôn mê sâu, co giật và nhiễm cùng một lúc 3 loại chất độc là chì, asen và thủy ngân (có trong thuốc của ông lang). Gan bị nhiễm độc nặng, chỉ số đông máu giảm. Sau nhiều ngày tích cực điều trị, bệnh nhi mới qua cơn hiểm nghèo.
PGS Nguyễn Tiến Dũng (trưởng khoa Nhi) cho biết những loại thuốc không có nguồn gốc đều cấm sử dụng nhất là đối với bé. Những thuốc tự bào chế chưa qua kiểm định cực kỳ nguy hiểm. Đây cũng là bài học cho nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng thuốc nam, thuốc bắc lành. Để giảm thiểu tình trạng bé bị ngộ độc hóa chất, không có biện pháp nào bằng sự cẩn thận của cha mẹ. Không nên để những đồ hóa chất trong tầm tay của bé, nhất là những nơi gần đồ ăn uống. Khi để những hóa chất đó phải có nhãn mác rõ ràng. Theo thói quen nhiều người thường tái sử dụng những chai, lọ chuyên dụng trong sinh hoạt để hóa chất khiến bé có sự nhầm tưởng.
Theo bác sĩ Lê Xuân Ngọc (Phó Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi Trung ương): Nếu trường hợp ngộ độc do hóa chất thì không nên sơ cứu như gây nôn. Bé ngộ độc hóa chất thường với số lượng không nhiều vì mùi, vị và tính axit nên khó uống. Khi đó bé đã bị bỏng miệng, bỏng đường tiêu hóa. Nếu cha mẹ làm sơ cứu gây nôn có thể còn bị bỏng đường hô hấp do bé hít phải những hóa chất đó khi nôn ra.
* Tên nhân vật đã được đổi.
>> Tai nạn do mẹ vô ý
Theo VTC
- Phân biệt sốt phát ban và sởi (10:13:00 17/03/2011)
- Đủ cách giúp con tăng chiều cao (08:45:00 16/03/2011)
- Bị sặc vì mẹ nhỏ mũi sai cách (10:45:00 15/03/2011)
- Bé cũng có thể bị cao huyết áp (08:48:00 14/03/2011)
- Dấu hiệu viêm mũi họng cấp (10:05:00 11/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |