- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chuẩn bị tinh thần cho con trước phẫu thuật
Một số bé cần phải trải qua một số phẫu thuật đơn giản như cắt amiđan, mổ da qui đầu, thoát vị bẹn. Một số khác cần trải qua những cuộc phẫu thuật phức tạp hơn như mổ viêm ruột thừa hoặc bị đoạn chi sau một tai nạn gây bỏng chẳng hạn.
Cho dù là phẫu thuật nhỏ hay lớn, bé cũng đau đớn, lo âu, sợ hãi vì bị cách ly khỏi người thân trong một thời gian ngắn hay dài. Để bé đỡ bị căng thẳng thần kinh, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho bé.
Phụ huynh nên giải thích cho bé
Tùy theo sự hiểu biết của bé , phụ huynh nên giải thích lý do mổ bằng những từ ngữ đơn giản. Tránh dùng ngôn ngữ gây sợ hãi như “bác sĩ sẽ cắt con”, “mổ bụng con” hoặc “khâu con với kim chỉ”. Phụ huynh nên nói là bác sĩ sẽ chữa cho con tại bệnh viện. Chúng ta không nên nói dối bé nhưng cũng không cần giải thích tất cả sự thật mà bé chưa có khả năng hiểu.
Bé rất sợ sự đau đớn. Vì thế phụ huynh nên giải thích là bác sĩ sẽ cho thuốc để bé ngủ sâu và không cảm thấy đau đớn trong lúc mổ, và sau đó bác sĩ sẽ đánh thức bé dậy. Khi bé tỉnh dậy thì phụ huynh sẽ gặp bé và nếu bé còn cảm thấy đau thì bác sĩ tiếp tục cho thuốc để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Giải thích cho bé biết là phụ huynh không bỏ rơi bé trong lúc phẫu thuật và bé sẽ gặp lại phụ huynh sau phẫu thuật. Bé ở tuổi đi học sợ kim, dao và sợ bị tổn thương cơ thể. Nên giải thích cho bé là bác sĩ chỉ chữa phần cơ thể bị bệnh, chứ không làm tổn hại bé. Đặc biệt đối với bé vị thành niên, bé sẽ cảm thấy khó chịu, xấu hổ khi phải cởi quần áo và bác sĩ khám các “phần riêng tư” của bé. Nếu cần phẫu thuật vùng sinh dục hoặc hậu môn, thì phụ huynh nên giải thích là bác sĩ và điều dưỡng cần khám các vùng đó để chữa bệnh cho bé.
Nêu động viên bé đặt câu hỏi để bé bày tỏ sự lo âu và sợ sệt của bé. Phụ huynh cố gắng giải đáp thắc mắc và nếu cần, nhờ sự trợ giúp của bác sĩ và điều dưỡng trong bệnh viện.
Giảm bớt mặc cảm tội lỗi của bé
Bé thường tin rằng bệnh tật và phẫu thuật là hình phạt vì bé “không ngoan” mặc dù bé không nói ra. Phụ huynh nên giải thích là bệnh tật không do bé gây ra và phẫu thuật không phải là hình phạt, nhưng chỉ là một cách điều trị bệnh. Mặt khác, nếu bệnh tật do tai nạn bất cẩn, thì hãy giúp cho bé hiểu bé cần tôn trọng các nội quy để tránh tai nạn xảy ra trong tương lai.
Để bé làm quen với một số dụng cụ y khoa
Bé có thể đóng vai nhân viên y tế để đo thân nhiệt, bắt mạch, đo áp huyết, nghe tim phổi. Phụ huynh nên nhớ trấn an bé bằng giọng nói, nét mặt, cử chỉ, tư thế. Nếu phụ huynh cảm thấy lo sợ, bất an, thì bé cũng cảm thấy như vậy.
Trong ngày phẫu thuật
Trong khi chờ đến phiên phẫu thuật, bé có thể chơi với đồ chơi hoặc đọc sách của phụ huynh mang theo. Phụ huynh sẽ không được vào phòng mổ, nhưng khi bé hồi tỉnh thì phụ huynh có thể thăm bé. Khi xuất viện, phụ huynh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà và ngày tái khám. Trong thời gian hồi phục, bé có thể cảm thấy khó chịu hoặc còn đau đớn, nên bé cần được trấn an. Bé sẽ cảm thấy được xoa dịu nếu được người thân thăm và tặng quà theo sở thích của bé.
Phẫu thuật là một biến cố gây sang chấn tâm lý cho bé và có thể ảnh hưởng trên sự phát triển của bé. Vì thế, phụ huynh cần bình tĩnh, hiểu rõ diến tiến cuộc phẫu thuật và giải thích cho bé. Sự hợp tác của bé và phụ huynh sẽ góp phần vào sự thành công của phẫu thuật và giúp bé mau lành bệnh.
BS. Phạm Ngọc Thanh (BV Nhi Đồng 1)
- Ngộc độc vì uống sữa tắm, nước pha sơn (10:46:00 18/03/2011)
- Phân biệt sốt phát ban và sởi (10:13:00 17/03/2011)
- Đủ cách giúp con tăng chiều cao (08:45:00 16/03/2011)
- Bị sặc vì mẹ nhỏ mũi sai cách (10:45:00 15/03/2011)
- Bé cũng có thể bị cao huyết áp (08:48:00 14/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |