Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

TPHCM: Chuyện về các thầy giáo mầm non

12:51:50 05/02/2009

'Năm 1989 thi một lúc 4 trường nhưng cuối cùng tôi lại chọn Trung cấp mầm non và trở thành người cha nuôi dạy trẻ. Yêu sự hồn nhiên ngây thơ của các em nên tôi đã gắn bó với nghề gần 20 năm' - thầy Nguyễn Thành Lương (trường mầm non Quận 11 TP HCM) tâm sự.

Thầy Lương chia sẻ, bắt đầu đi dạy từ năm 1990, thầy đã có 6 năm đứng lớp tại trường mầm non Sơn Ca 13 trong quận. Năm 1996, anh chuyển về trường mầm non quận 11 và làm Hiệu phó phụ trách chuyên môn khối nhà trẻ. Hằng ngày, được nhìn thấy các em nhỏ vui tươi cười đùa, được nghe tiếng trẻ con đối với anh đó là một niềm vui.

"Dường như tôi có duyên với nghề này, bây giờ mỗi ngày không được nhìn thấy các con thì như thiếu cái gì đó. Làm việc được trong môi trường này đòi hỏi tôi phải hiểu tâm lý của trẻ em, tìm tòi sáng tạo ra nhiều trò chơi, nhiều chương trình mới để dạy cho các em. Giờ không còn trực tiếp dạy nhưng hằng ngày tôi vẫn đến dự giờ, kiểm tra các em học và ăn uống, nghỉ ngơi" - thầy Lương nói.

Thầy cho biết, cùng khóa với anh cũng có hơn 40 người nhưng đến bây giờ thì chỉ còn mình anh gắn bó được với nghề. Những đồng nghiệp khác chỉ làm được thời gian ngắn là chuyển ngành vì nhiều lý do.

Bố Lương vui hát cùng các con trong trường mầm non Quận 11.

Theo thầy Lương, không phải dễ gì mà một thầy giáo làm được trong môi trường chỉ toàn là nữ giới và trẻ em. Điều này đòi hỏi bản thân anh cũng phải có tư tưởng đứng đắn và nghiêm túc. Khi anh mới về làm ở trường mầm non quận, các ban ngành cũng thường xuyên gọi anh lên để làm công tác tư tưởng.

"Có một mình là đàn ông làm nghề này nên cũng được nhiều phụ huynh quý mến hỏi han. Thỉnh thoảng đang đi trong sân trường nghe tiếng các con gọi "bố Lương" làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc" - "bố" Lương nói với vẻ đầy tự hào.

Thầy Lê Minh Hiền, trường mầm non Thành phố, là "bố" của hơn 50 đứa con trong lớp chồi. Thầy đã có 13 năm trong nghề và 11 năm dạy tại trường mầm non Thành phố. Thời gian đó đã rèn luyện cho anh nhiều kỹ năng khi tiếp xúc với trẻ như sự nhẹ nhàng, nhẫn nại, luôn vui tươi hồn nhiên và sáng tạo.

"Nếu không yêu trẻ tôi đã không thể làm việc được đến ngày hôm nay. Một vài người bạn đồng nghiệp của tôi đều đã bỏ nghề vì không chịu được những áp lực. Nhiều khi công việc này cũng đòi hỏi phải rất tỉ mỉ. Khi mới vào nghề cũng có nhiều bỡ ngỡ, nhưng bây giờ nuôi dạy trẻ đã trở thành một công việc thường ngày không có gì khó khăn", thầy Hiền tâm sự.
 

Các con vây quanh nghe "bố" Hiền kể chuyện.

Công việc bận rộn lại còn theo học lớp đại học khiến thầy giáo trẻ này chưa dám nghĩ đến chuyện có con mặc dù đã lập gia đình được hai năm. Hằng ngày thầy phải lên lớp từ rất sớm để nhận trẻ, không chỉ dạy cho các em học, cho ăn mà thầy còn kiêm luôn cả những công việc như dọn dẹp lau rửa đồ chơi, nua sắm giáo cụ... Những giờ cho học sinh tập thể dục, học hát, kể chuyện, thầy lại phải hóa thân thành một người "mẹ hiền" hay chàng hoàng tử trong những câu chuyện cổ tích.

"Hiện nay, các bạn trẻ, đặc biệt là nam giới, ngày càng không thích theo ngành mầm non. Nhiều bạn học chỉ vì sự bắt buộc hay không còn lựa chọn nào khác, ít ai nói rằng học vì yêu nghề, đam mê với nghề. Nhưng công việc này không yêu nghề thì không thể thành đạt. Tôi mong rằng các bạn trẻ sẽ có cân nhắc khi chọn nghề cho mình và khi đã chọn nghề dạy trẻ thì phải tâm huyết với công việc. Đối với tôi, việc chăm sóc các em cũng có nhiều điều đáng yêu", thầy Hiền bày tỏ.

Cũng yêu nghề không kém thầy Lương và thầy Hiền, "bố" Ngô Minh Thái ở Trường mầm non Sơn Ca 11, quận Phú Nhuận, cũng đã gắn bó với nghề được hơn 10 năm. Công việc chăm sóc trẻ không ít khó khăn và áp lực nhưng thầy Thái vẫn không cảm thấy sai lầm khi chọn nghề này.

"Sang năm nay, tôi không còn trực tiếp đứng lớp dạy các em nữa mà chuyển lên làm văn phòng. Những lúc các con quây quần bên mình vui chơi tôi thực sự bước vào thế giới của tụi nhỏ và cảm nhận được nhiều điều thú vị", thầy Minh tâm sự.

Những "ông bố" làm nghề nuôi dạy trẻ như thầy Lương, thầy Hiền, thầy Thái hiện nay ở thành phố dường như không nhiều. Phần lớn đều chuyển ngành vì không chịu được những đòi hỏi rất khó của công việc này đối với nam giới. Để gắn bó được lâu dài, các thầy phải là những người yêu trẻ, yêu nghề thực sự.

Theo VnE

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo