Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Tâm lý bé theo tranh vẽ
23:33:50 10/02/2009
Khi tâm lý cân bằng, các bé thường tạo ra những bức tranh vui nhộn, sống động nhiều màu sắc. Khi bé trục trặc về tình cảm thường thích dùng gam màu tối, ảm đạm, nhiều chi tiết bị lặp lại, cách thể hiện lạnh lùng.
Bé trên 3 tuổi có khả năng hoàn thiện một bức tranh có ý nghĩa rõ ràng, hình màu khá sắc nét. Bé thích vẽ những điều xảy ra trong đời sống hàng ngày hoặc những chủ đề do chính bé tưởng tượng ra. Những sự vật xuất hiện nhiều trong tranh của các bé là bông hoa, ngôi nhà, hình mặt trời, cây cối, chim chóc, con đường, hồ nước… Tuy nhiên, có một số bé lại thích vẽ những câu chuyện khủng khiếp như hình ma quỷ, núi lửa phun, động đất…
Chuyên gia tâm lý Nga - Tatiana Grigoera: “Nếu bé thích vẽ những thảm họa rùng rợn, có thể bé đang bị những ám ảnh sợ hãi đeo bám. Nhiều bé không thích sẻ chia những nỗi dằn vặt trong tâm hồn mình với cha mẹ và người thân nên tìm cách trút lên những bức vẽ”.
Bé cũng có thể bắt chước những hình ảnh khủng khiếp trên tivi, qua những câu chuyện kinh hãi khôn nguôi. Do đó, cha mẹ nên tìm những câu chuyện có nội dung vui tươi, những bộ phim hoạt hình hài hước để “thanh lọc” tâm hồn bé.
Giúp bé cân bằng tâm lý
Nếu bé thường xuyên bị bắt nạt hoặc bị cha mẹ mắng, bé cũng có xu hướng vẽ nhiều bức tranh ảm đạm như những ngôi nhà không có cửa sổ, bầu trời đầy mây đen và các dãy núi lặng lẽ. Khi ấy, bạn nên để cho bé “thuyết trình” về bức tranh của mình mà không mắng mỏ hoặc chê trách bé. Tốt nhất, bạn không nên sổt ruột, từ từ theo dõi hành vi và tâm trạng của bé để tìm cách điều chỉnh thích hợp.
Bạn có thể chọn lúc vui vẻ trò chuyện thân mật với bé; dù bé có ít nói đến mấy nhưng được cha mẹ khuyến khích đúng cách bé sẽ thích thú bày tỏ tâm sự của mình.
Nếu bé thích vẽ tranh rùng rợn đi kèm với những biểu hiện xáo trộn tâm lý trong thời gian dài, bạn nên đưa bé đi khám để biết chắc nguyên nhân và tìm ra biện pháp xử trí.
Bé trên 3 tuổi có khả năng hoàn thiện một bức tranh có ý nghĩa rõ ràng, hình màu khá sắc nét. Bé thích vẽ những điều xảy ra trong đời sống hàng ngày hoặc những chủ đề do chính bé tưởng tượng ra. Những sự vật xuất hiện nhiều trong tranh của các bé là bông hoa, ngôi nhà, hình mặt trời, cây cối, chim chóc, con đường, hồ nước… Tuy nhiên, có một số bé lại thích vẽ những câu chuyện khủng khiếp như hình ma quỷ, núi lửa phun, động đất…
Chuyên gia tâm lý Nga - Tatiana Grigoera: “Nếu bé thích vẽ những thảm họa rùng rợn, có thể bé đang bị những ám ảnh sợ hãi đeo bám. Nhiều bé không thích sẻ chia những nỗi dằn vặt trong tâm hồn mình với cha mẹ và người thân nên tìm cách trút lên những bức vẽ”.
Tatiana cũng cho biết, đặc điểm này nằm trong số những bé có tính tự ái cao, nhóm bé sống khép kín, ít giao tiếp. Bé thường im lặng chịu đựng, tìm cách tự mình thoát ra khỏi những nỗi buồn. Vẽ tranh là một trong những cách giúp bé giải tỏa muộn phiền. Ngoài ra, nhóm bé này cũng thích cách đập phá đồ chơi để cân bằng tâm lý.
Bé cũng có thể bắt chước những hình ảnh khủng khiếp trên tivi, qua những câu chuyện kinh hãi khôn nguôi. Do đó, cha mẹ nên tìm những câu chuyện có nội dung vui tươi, những bộ phim hoạt hình hài hước để “thanh lọc” tâm hồn bé.
Giúp bé cân bằng tâm lý
Nếu bé thường xuyên bị bắt nạt hoặc bị cha mẹ mắng, bé cũng có xu hướng vẽ nhiều bức tranh ảm đạm như những ngôi nhà không có cửa sổ, bầu trời đầy mây đen và các dãy núi lặng lẽ. Khi ấy, bạn nên để cho bé “thuyết trình” về bức tranh của mình mà không mắng mỏ hoặc chê trách bé. Tốt nhất, bạn không nên sổt ruột, từ từ theo dõi hành vi và tâm trạng của bé để tìm cách điều chỉnh thích hợp.
Bạn có thể chọn lúc vui vẻ trò chuyện thân mật với bé; dù bé có ít nói đến mấy nhưng được cha mẹ khuyến khích đúng cách bé sẽ thích thú bày tỏ tâm sự của mình.
Nếu bé thích vẽ tranh rùng rợn đi kèm với những biểu hiện xáo trộn tâm lý trong thời gian dài, bạn nên đưa bé đi khám để biết chắc nguyên nhân và tìm ra biện pháp xử trí.
Phương Thảo (Theo Yahoo)
Tin liên quan
- Để bé không quấy khi tạm biệt mẹ (15:15:00 09/02/2009)
- Khi bé nói dối vì sợ bị phạt (11:47:00 07/02/2009)
- 7 cách để mẹ con gần gũi nhau hơn (13:22:00 06/02/2009)
- Khuyến khích bé đặt câu hỏi (13:02:00 05/02/2009)
- Dạy bé qua chiếc điện thoại (11:46:00 03/02/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Tâm lý bé theo tranh vẽ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo