- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Định hướng cho con "làm giàu"
Để nhận ra các bé có khả năng thành đạt và biết làm giàu, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu...
100 bé đều được phát cho một viên kẹo với lời dặn rằng, nếu không ăn và để dành viên kẹo đó trong một giờ đồng hồ, bé sẽ được nhận thêm một viên kẹo nữa.
Kết quả: Đa phần các bé đều ăn ngay viên kẹo sau đó và chỉ rất ít bé lại viên kẹo của mình. Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi khi những bé để dành kẹo lớn lên và họ nhận thấy rằng, những bé này thành đạt và giàu có hơn những bé khác.
Kết luận: Điều đó cho thấy rằng việc, giáo dục, định hướng chi tiêu, tài chính cho bé là việc cần thiết và quan trọng. Việc này cần bắt đầu ngay khi bé còn nhỏ.
Giúp con làm quen với tiền
Nếu bé không hiểu đúng về bản chất của đồng tiền, bé sẽ không biết cách dùng tiền một cách hợp lý.
- Ngay từ nhỏ, hãy cho bé tiếp xúc với tiền để nhận biết, phân biệt mệnh giá của từng loại tiền.
- Mỗi khi mua một thứ gì đó, ví dụ như hộp sữa, sách, truyện, bút chì..., hãy nói cho con biết, những món đó giá bao nhiêu tiền.
- Khi nhờ bé đi mua những thứ lặt vặt, bạn để ý xem khi còn tiền dư, bé có tự giác đưa lại cho cha mẹ hay sẽ mua những thứ bé thích.
Quan tâm đến kế hoạch tiêu tiền của con
Biết tiêu tiền không phải là điều dễ dàng, nhất là với bé. Nếu bạn cho bé 5.000 đồng/ngày và để bé mặc sức mua sắm, bé sẽ luôn cần có bạn ở bên để xin 5.000 đồng tiếp theo.
Cha mẹ thường ít quan tâm xem con làm gì với số tiền nhỏ mà mình cho. Còn các bé thì lại biết “lợi dụng” kẽ hở này để vạch ra rất nhiều các chi tiêu bất hợp lý và tiếp tục “vòi vĩnh” tiền từ cha mẹ. Dần dần, bé trở thành “máy tiêu tiền” không có điểm dừng. Khi không còn “moi” được tiền từ cha mẹ, bé có thể bất chấp mọi thứ để có được tiền.
Khi cho tiền con, bạn hãy thủ thỉ hỏi xem con mình dùng 5.000 đồng đó vào những việc gì, sẽ mua những gì…
Khi biết mong muốn của con, bạn hãy giúp con bằng cách cùng con vạch ra một kế hoạch chi tiêu vừa thỏa mãn những nhu cầu tức thời của con nhưng vẫn có những tích lũy khi bạn hướng con đến điều bé đam mê hơn (ví dụ, như bé muốn có bộ xếp hình siêu nhân, cuốn truyện cổ tích hay một món đồ tặng bạn nhân dịp nhật).
Tạo lập cho con cái thói quen cân nhắc mọi thứ trước khi mua bán hay quyết định làm một việc gì đó ngay từ khi còn bé. Sau này, khi có một số tiền nhất định trong tay, chắc chắn con bạn không dại dột mà dùng hết trong một lúc mà bé sẽ biết cân nhắc cách tiêu bao nhiêu, tiêu vào vấn đề gì; để dành bao nhiêu, cho dự định gì.
Theo Powerup.vn
- Giúp bé tự quyết định (11:52:00 11/02/2009)
- Tâm lý bé theo tranh vẽ (00:03:00 11/02/2009)
- Để bé không quấy khi tạm biệt mẹ (15:15:00 09/02/2009)
- Khi bé nói dối vì sợ bị phạt (11:47:00 07/02/2009)
- 7 cách để mẹ con gần gũi nhau hơn (13:22:00 06/02/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |