- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp bé tự quyết định
Bạn nên là người dẫn đường để bé luôn tự tin vào nhận thức và hành động của bản thân. Khởi đầu, bạn nên giúp bé tự quyết định những việc đơn giản như bé thích đọc cuốn sách nào, mặc chiếc áo màu gì…
Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế đưa cho bé những sự lựa chọn có liên quan đến vấn đề sức khỏe như “Con thích ăn thịt hay ăn rau?”, “Con muốn đánh răng mấy lần trong ngày?”. Bởi vì ở độ tuổi này, bé chưa đủ nhận thức để phân biệt loại đồ ăn nào tốt hoặc tác dụng của việc đánh răng hàng ngày.
Bé tự quyết định thường linh hoạt và độc lập hơn trong cuộc sống.
Cách tốt nhất là bạn giúp bé ra quyết định trong giới hạn cho phép để bé thoải mái lựa chọn; chẳng hạn: “Con muốn đánh răng ngay bây giờ hay sau 5 phút nữa?” hoặc giúp bé lựa chọn giữa 2 món ăn tương đồng.
Tâm lý phân vân của bé
Giống người lớn, bé cũng xuất hiện tâm lý mâu thuẫn khi đứng trước 2 sự lựa chọn cùng có lợi. Nếu bạn hỏi: “Con ở nhà chơi ôtô với bố hay đi siêu thị với mẹ?”, bé có thể bối rối, cân nhắc trước khi đưa ra câu trả lời cuối cùng. Bởi vì nhiều khi bé không muốn chấm dứt ngay trò chơi vui cùng bố ở nhà nhưng cũng bị lôi cuốn bởi hoạt động đi siêu thị cùng mẹ.
Các chuyên gia cho rằng, lựa chọn trong những tình huống khó khăn sẽ giúp bé phản ứng linh hoạt. Trong tình huống này, bạn có thể nhấn mạnh đến một hoạt động mà bạn cho rằng bé hứng thú hơn như “Con đi cùng mẹ rồi lát về chơi tiếp với bố nhé”, bé sẽ vô cùng hào hứng vì không bị bỏ lỡ một hoạt động yêu thích nào.
Tương tự khi bạn hỏi: “Con ăn chiếc bánh nào trước?, bé sẽ phân vân. Bạn có thể mở rộng lựa chọn cho bé bằng gợi ý: “Con ăn chiếc bánh này, còn một chiếc mẹ cất đến sáng mai”, bé sẽ vui vẻ hơn. Cách này cũng có tác dụng giúp bé sắp xếp những công việc ưu tiên, công việc nào có thể hoàn thành trước, công việc nào có thể hoàn thành sau.
Cùng bé chọn quần áo
Bé 3-4 tuổi rất thích được mặc quần áo theo ý mình. Những bé gái còn hứng thú hơn với việc cùng mẹ đi thử và mua váy mới. Song song với việc tự chọn áo quần, bạn nên hướng dẫn bé cách tự mặc quần áo. Cha mẹ không nên bắt ép bé mặc trang phục theo ý mình, nhất là vào buổi sáng, khi bé vừa thức dậy. Bởi vì “cuộc chiến” quần áo giữa mẹ và bé có thể khiến cả hai căng thẳng: Bé quấy khóc, không chịu ăn sáng; bạn cũng mệt mỏi vì lo muộn giờ đi làm.
Để khắc phục điều này, bạn nên sắp xếp những ngăn quần áo đông, xuân, hè riêng biệt dành cho bé. Sau đó, bạn treo sẵn 2-3 loại trang phục tương đồng lên mắc áo từ tối hôm trước để sáng hôm sau bé thoải mái lựa chọn. Khi sự lựa chọn được giới hạn trong những loại trang phục phù hợp, bé sẽ tự tin chọn quần áo mà bạn cũng rảnh tay hơn.
Phương Thảo (Theo Parenting)
- Tâm lý bé theo tranh vẽ (00:03:00 11/02/2009)
- Để bé không quấy khi tạm biệt mẹ (15:15:00 09/02/2009)
- Khi bé nói dối vì sợ bị phạt (11:47:00 07/02/2009)
- 7 cách để mẹ con gần gũi nhau hơn (13:22:00 06/02/2009)
- Khuyến khích bé đặt câu hỏi (13:02:00 05/02/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |