- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Nói với bé về người khuyết tật
Bé ở tuổi mẫu giáo thường không thể phân biệt được đâu là người khuyết tật, trừ khi họ có khiếm khuyết thể chất rõ ràng.
>> Dạy bé (3-4 tuổi) biết chia sẻ
>> Khi con hỏi ‘Em bé ra đời từ đâu?’
Tới khoảng 4 tuổi, bé có thể nhận ra ai đó không thể nói, đi bộ hoặc ăn uống như người khác. Bé sẽ có vài thắc mắc muốn cha mẹ giải đáp. Bé thậm chí còn lo lắng và tự hỏi: “Liệu những khuyết tật ấy có xảy ra với bé?”.
Cách để bắt đầu nói chuyện về người khuyết tật với bé
Cởi mở: Lần đầu tiên bé nhìn thấy ai đó khuyết tật, bạn hãy cho bé cơ hội để trò chuyện với mẹ về sự khác biệt. Giải thích với bé rằng mọi người đều có những điểm khác nhau, ví dụ về chiều cao, màu da hay gương mặt. Nói với bé về một người mù hai mẹ con gặp trên phố là vì người ấy không nhìn thấy; do đó, người ấy cần có người khác dắt hoặc cầm gậy để đi.
Trả lời câu hỏi trực tiếp của bé: Giống như giải đáp mọi điều tò mò của bé, cha mẹ không nên dài dòng. Nếu bé hỏi vì sao người đàn ông trên vỉa hè phải ngồi xe lăn, chỉ cần nói với bé là người ấy có vấn đề ở đôi chân. Đó là một câu trả lời đầy đủ và đơn giản. Nếu bạn lúng túng khi giải đáp cho con, bạn chỉ cần nói vậy.
Lưu ý với lời nói của bạn: Hãy cẩn thận khi bạn mô tả về người khuyết tật. Đừng dùng những từ ngữ thiếu tôn trọng. Nhưng cũng không nên nói người khuyết tật là bình thường vì bé sẽ bị khó hiểu. Khi bạn và bé gặp một người khuyết tật, bạn không cần quát con: “Đừng nhìn bác ấy chằm chằm thế con” hoặc giục bé đi nhanh.
Giải tỏa lo lắng cho bé: Đôi khi, bé có thể lo lắng mình cũng bị khuyết tật như vậy. Bạn hãy trấn an để bé không bị ám ảnh.
Dạy bé sự tôn trọng: Nếu bạn nghe thấy bé nói người khuyết tật nào đó là “điên” hoặc “dở hơi” thì bạn nên ngăn cản sự trêu chọc ở bé. Giải thích lời nói của bé có thể làm tổn thương người khác và đó là điều không nên.
Giải đáp một số thắc mắc của bé
- Con có bị như thế không?
- Trấn an với bé rằng hầu hết người khuyết tật đều bị thế từ lúc sinh ra nên con không cần lo lắng.
- Sao ông ấy (bà ấy) không nói chuyện như chúng ta?
- Nếu bạn biết chắc lý do, hãy giải thích cho bé. Còn không, bạn có thể đoán và trả lời: “Bà ấy có vấn đề ở cơ bắp nên không thể nói được”.
- Bạn ấy có thích con không?
- 4 tuổi, bé trở nên quan tâm về những người thích và không thích bé. Nếu có một bé khuyết tật như chứng tự kỷ và không tương tác với người khác nhiều, bé nhà bạn
có thể tự hỏi tại sao và lo lắng: “Bạn ấy không thích con?”.
Bạn hãy trấn an bé và giải thích rằng: “Bạn ấy thích con nhưng không thể nói ra được”.
Những điều khác cha mẹ có thể làm
- Nếu bé có bạn khuyết tật, hãy sắp xếp để các bé chơi chung. Nếu hai mẹ con đi qua một nhóm các bé khuyết tật, hãy cho phép bé được tham gia
- Nói với bé về những người khuyết tật trên phim ảnh, truyền hình, sách báo…
Phương Thảo
- 9 lời khuyên khi dạy bé trai (08:47:00 28/02/2013)
- Xây đắp sự tự tin cho bé gái (11:25:00 27/02/2013)
- Dạy bé (3-4 tuổi) biết chia sẻ (18:42:00 18/02/2013)
- Nên và không nên khi bé cáu giận (10:16:00 05/02/2013)
- Dạy bé nhận biết màu sắc tự nhiên (15:51:00 02/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |