- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Xây đắp sự tự tin cho bé gái
Những lời khuyên hữu ích để vun đắp sự tự tin cho bé gái từ khi còn nhỏ.
>> 9 cách tăng tự tin cho bé
>> Vun đắp sự tự tin cho bé từ sớm
1. Khuyến khích sự quyết đoán
Nên dạy bé gái trình bày những gì bé muốn với người lớn và giữ vững ý kiến của bé với bạn bè cùng tuổi. Nếu có bé khác nói xấu bé nhà bạn, bạn nên khuyến khích con nói rõ ràng: “Tớ không thích cậu nói như thế”.
2. Hãy cụ thể trong lời khen của bạn
Nên nói cụ thể khi bạn khen bé thông minh hay xinh xắn thế nào. Chẳng hạn, bạn khen bé: “Con rất thông minh khi nhận biết được nhiều con số” hơn là chỉ nói: “Con giỏi lắm” một cách chung chung.
3. Đừng quá ‘nổ’ khi khen con
Nếu bé không phải một thiên tài âm nhạc hay nghệ sĩ múa thì đừng khen bé như vậy. Thay vào đó, bạn nên đánh giá cao nỗ lực và khả năng phấn đấu của bé sau một hoặc một vài tháng.
4. Giải thích cho bé hiểu đôi khi bé ‘bị bỏ qua’
Giải thích cho bé rằng đó không phải một sự xúc phạm hay bị ghét bỏ nếu một người bạn quên mời sinh nhật bé hoặc cô giáo không chọn bé vào đội múa ở lớp.
5. Để bé tự giải quyết
Đừng vội vã can thiệp nếu bé gái nhà bạn đang “vật lộn” để tìm cách vận hành một đồ chơi mới. Khi bé nhờ bố mẹ giúp đỡ, phụ huynh nên khuyên bé tự cố gắng thêm một vài phút. Bé sẽ thấy tự hào nếu sau đó bé xoay sở được một mình. Bé cũng nhận ra rằng bé có nhiều khả năng hơn bé tưởng.
6. Động viên bé chơi thể thao
Bé mẫu giáo hay bước vào tiểu học có thể chơi các môn thể thao ở trường hay ở nhà hoặc ở một trung tâm thể thao thiếu nhi, từ bơi lội, chạy, nhảy tới đá bóng… Đừng tự quyết định môn thể thao nào hợp với bé mà nên để bé tự chọn, bé sẽ nhiệt tình hơn với các trò chơi. Là thành viên trong một đội thể thao sẽ giúp các bé gái phát triển kỹ năng xã hội cũng như vận động.
7. Đừng giả định điểm mạnh – điểm yếu của bé
Chỉ vì bé là bé gái không có nghĩa bé sẽ dốt toán và giỏi văn. Nó cũng không có nghĩa là bé không thích đi câu cá hay cắm trại. Hãy theo dõi con của bạn để nuôi dưỡng điểm mạnh cũng như cải thiện những điểm yếu của bé.
8. Khuyến khích cơ thể khỏe mạnh
Với các tạp chí âm nhạc hay các đoạn quảng cáo thì hình ảnh phụ nữ gợi cảm thường là gầy gò. Và điều này có thể tác động tới tâm lý sợ béo ở bé tuổi mẫu giáo. Hãy chắc chắn bạn thường xuyên khen bé xinh xắn để khuyến khích sự tự tin cho bé. Khi bạn cụ thể trong lời khen thì bé sẽ cố gắng làm nhiều việc hữu ích, ví dụ: “Con rất xinh trong buổi thể dục hôm nay” hoặc “Con thực sự tỏa sáng trên sân khấu”…
9. Giúp bé không phân biệt giới tính
Một số bé gái nghĩ mình không thể làm những việc các bé trai làm như đá bóng, chơi ôtô… thì bạn nên động viên bé rằng, là con gái thì bé cũng có thể làm tốt nhiều việc mà bé trai vẫn làm.
10. Cho bé thấy vai trò tích cực của phụ nữ
Nên tận dụng mọi cơ hội khi bạn đang đọc báo hay xem tin tức, chỉ cho bé thấy những phụ nữ tài giỏi trong thực tế. Đó có thể là các nữ nhà văn, bác sĩ, vận động viên, chính trị gia…
Đọc sách có các nhân vật nữ dũng cảm, mạnh mẽ cũng là cách tuyệt vời để dạy bé gái nhà bạn mà không cần giảng giải nhiều.
Phương Thảo
- Dạy bé (3-4 tuổi) biết chia sẻ (18:42:00 18/02/2013)
- Nên và không nên khi bé cáu giận (10:16:00 05/02/2013)
- Dạy bé nhận biết màu sắc tự nhiên (15:51:00 02/01/2013)
- Để bé không lo lắng khi phải chuyển nhà (16:25:00 28/12/2012)
- Dạy bé 2-4 tuổi trung thực (21:58:00 23/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |