- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Trả lời 8 câu khiến cha mẹ lúng túng
Bé có thể đặt cho mẹ những câu hỏi mà mẹ chẳng biết giải đáp ra sao, đành thoái thác: ‘Con sang hỏi bố ấy’. Các chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng, cách mẹ đẩy những băn khoăn hóc búa của bé sang bố không thực sự khôn ngoan.
>> Kỹ năng giải đáp chuyện giới tính
>> Chuyện tắm chung với con
Dưới đây là những gợi ý giúp mẹ giải đáp trôi chảy những khoảnh khắc khó khăn ấy:
1. Làm sao để có em bé?
- Đây là một câu hỏi mà hầu hết các bé đều tò mò. Còn cha mẹ sẽ nửa đùa nửa thật là: “Em bé chui ra từ rốn của mẹ”. Hoặc trả lời con rằng: “Em bé chui ra từ cây bắp cải” hay “Có một con cò cắp em bé tới đây”...
Tốt nhất bạn nên giải đáp trung thực ở ngưỡng mà bé có thể hiểu được. Có thể trả lời bé: “Em bé phát triển từ một quả trứng nhỏ tí xíu trong bụng mẹ và một hạt giống từ bố được gieo vào bụng mẹ”. Hoặc: “Có một hạt giống từ cơ thể bố tới gặp một quả trứng trong cơ thể mẹ rồi cùng phát triển thành một em bé”. Nên đưa những giải đáp đơn giản nhưng rõ ràng. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo thói quen giúp bé hiểu rằng, bé có thể nhận được tất cả những giải đáp trung thực nhất từ bố mẹ.
2. Sao chẳng có bạn nào thích chơi với con?
- Cố gắng không mắng bé: “Nói vớ vẩn, sao lại không ai thích chơi với con?” vì khi đó chỉ đơn giản là bé không muốn tâm sự với mẹ. Điều quan trọng là bạn cần hiểu cảm xúc cô đơn, buồn rầu của con khi đó.
Sử dụng câu hỏi của bé làm đề tài để thảo luận về tình bạn của con bạn. Mẹ có thể nói: “Mẹ tin có nhiều bạn muốn chơi với con”. Sau đó, hỏi bé làm sao để được bạn bè yêu quý và thích chơi cùng; chẳng hạn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn bè hoặc mời các bạn tới nhà mình chơi.
3. Sao cô kia béo thế hả mẹ?
- Một câu hỏi có thể làm mẹ ngượng nghịu chốc lát. Bé có thể tò mò về kích thước quá khổ của một ai đó (hoặc hỏi vì sao họ phải ngồi xe lăn)... khiến nhiều bậc phụ huynh xấu hổ, nhất là ở nơi công cộng. Cách tốt nhất để bé chịu im lặng là nói: “Cô ấy sẽ buồn nếu con nói như thế đấy”. Sau đó, bạn có thể nói với con là sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào của con về chuyện này khi nào ở nhà.
4. Mẹ không yêu con mà chỉ yêu em bé thôi à?
- Khi bé có em, bé sẽ lo lắng mình bị “ra rìa”. Cha mẹ nên sử dụng thắc mắc của bé như một cơ hội để thảo luận về tình yêu của cha mẹ dành cho các bé. Trấn an bé rằng tất nhiên bố mẹ vẫn sẽ yêu bé như từ trước tới nay.
5. Sao con mèo (con chó) nhà mình lại bị chết?
- Các bé vô cùng tình cảm với vật nuôi. Bạn có khả năng phải đối mặt với một câu hỏi buồn rầu nếu vật nuôi thân thuộc bị chết. Một lần nữa, câu trả lời trung thực và đơn giản là dễ chấp nhận với bé. Bạn giải thích với con rằng mọi sinh vật sống trên đời này cuối cùng cũng sẽ phải chết.
Đừng khuyến khích con bạn nói chuyện nhiều về con vật nuôi vì như thế, bé sẽ nhớ thời gian vui vẻ cùng con vật, cũng như nỗi buồn vì mất đi một người bạn trong nhà.
6. Bà sẽ khỏe lại phải không mẹ?
- Câu hỏi liên quan tới bệnh tật là vô cùng khó khăn, nhất là khi bệnh của người thân đang xấu đi. Vì thế cha mẹ tất nhiên sẽ dễ dàng hơn khi nói: “Chắc chắn bà sẽ khỏe lại và đưa con đi chơi” thì có thể, cha mẹ đã khiến bé hy vọng nhầm.
Thay vào đó hãy giải thích cho con rằng, bà đang được chăm sóc rất tốt và cả nhà hy vọng bà sẽ sớm khỏe lại.
7. Sao con phải đi học?
- “Không đi học thì làm gì” là đáp án được nhiều phụ huynh chọn lựa và bé sẽ tiếp lời là: “Con không thích đi học”.
Hãy nói với bé về tầm quan trọng của học hành và trường học, giúp bé hiểu biết và khám phá nhiều điều thú vị. Sau đó, bạn có thể nói những thứ tốt ở trường như có nhiều bạn bè rồi mai này học giỏi, bé sẽ trở thành một người hữu ích mà bé mơ ước. Khi nói chuyện với con, cố gắng tìm lý do khiến bé không hài lòng ở trường, có thể do bé bị bạn bè tẩy chay, bị điểm kém hoặc nguyên nhân nào khác.
8. Tại sao người ta lại hút thuốc lá, uống rượu...?
- Cha mẹ rất dễ đáp là: “Vì họ là những người xấu”. Khi bé nhà bạn đã đủ hiểu biết, nên giải thích những mặt tiêu cực của uống rượu, hút thuốc cho bé. Nhưng cũng đừng “đổ bom” cho bé bởi quá nhiều thông tin vượt khỏi hiểu biết của bé. Ở tuổi mẫu giáo, tiểu học, bạn chỉ cần nhấn mạnh với bé: “Hút thuốc, uống rượu có hại cho có thể làm đấy”.
Phương Thảo
- 4 mẹo nhanh chóng xoa dịu bé (08:50:00 11/05/2012)
- 9 cách tăng tự tin cho bé (09:14:00 08/05/2012)
- Dạy bé từ những việc sai (11:03:00 04/05/2012)
- Cùng bé ‘đối đầu’ với 4 nỗi sợ (09:16:00 03/05/2012)
- Giúp bé đỡ nhát (14:07:00 01/05/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |