Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Giúp bé đỡ nhát

13:37:50 01/05/2012
Từ 2 tới 5 tuổi, một số bé trải qua giai đoạn e dè với người lạ. Thậm chí có bé còn nhát tới mức cứ quẩn quanh chân mẹ.

>> Giúp bé sửa 'tính' nhút nhát
>> Bé nhút nhát do bị dọa dẫm
>> Chuẩn bị cho bé nhút nhát đi mẫu giáo

Để giúp bé bớt nhút nhát và thoải mái với người xung quanh, có vài gợi ý dành cho bạn như sau:

1. Coi nhát là tính cách, không phải lỗi của bé

Bé nhút nhát có thể do bé quá thận trọng, đề phòng với người lạ. Một số bé rụt rè là do tính cách bẩm sinh, chậm hòa nhập. Bé có xu hướng đứng yên quan sát một người mới trước khi tham gia với họ. Vì thế, nên tôn trọng đặc điểm này của bé trong quá trình bé hòa nhập xã hội. Điều này cũng là một phần trong sự phát triển tâm lý bình thường của bé.

2. Không gọi bé là ‘nhát như cáy’

Bạn cũng tránh đừng gặp ai là vội vã phân trần: “Con bé nhát lắm”. Điều này sẽ cung cấp thông điệp cho bé rằng, bé có gì đó khác với mọi người nhưng sự thật không phải như thế. Nếu bé nghe được mẹ than phiền với người xung quanh là mình nhát thì bé sẽ rất xấu hổ.

3. Dạy bé thoải mái với giao tiếp bằng mắt

Hãy nói chuyện với con bạn theo cách mà bạn muốn bé nói chuyện với người khác. Duy trì giao tiếp bằng mắt là rất quan trọng với một cuộc trò chuyện. Khi nói chuyện với con, bạn hãy nói: “Mẹ cần con nhìn vào mẹ, mẹ cần con lắng nghe mẹ”. Nhìn vào bé khi trò chuyện nhưng cần tránh cái nhìn nghiêm trọng bởi như thế sẽ làm bé hoảng hốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cử chỉ hoặc những biểu hiện nét mặt đa dạng khi trò chuyện với bé.

4. Khen ngợi những ưu điểm của bé

Nên tìm ra ở bé những điểm nào là tốt. Bé có thể chơi giỏi một món đồ chơi hay nhạc cụ nào đó hoặc bé hát được một bài hoàn chỉnh. Khuyến khích bé thể hiện tài năng trước mặt các bé hay những người lớn khác. Tuy nhiên, không ép buộc hoặc bắt bé phải trổ tài ca hát một cách đột ngột. Hãy hỏi xem liệu bé có muốn hát một bài cho các bạn xung quanh nghe không. Các bé rất thích được sẻ chia sở thích của bản thân tới những người khác. Nếu bé thích kể một câu chuyện đặc biệt thì bạn nên khuyến khích con kể chuyện trước mặt người khác.

5. Nên tạo môi trường vui vẻ quanh bé

Các bé nhút nhát dễ hòa nhập nếu cha mẹ háo hức tham gia cùng bé trong các hoạt động vui vẻ. Nếu bé nhà bạn thích một trò chơi đặc biệt thì bạn nên chơi cùng với con và sau đó, bạn có thể rút lui dần để bé được chơi cùng các bé cùng tuổi khác. Khi bé ham chơi, bé sẽ quên đi sự nhút nhát của mình và cũng không e dè với người lạ xung quanh nữa.

6. Đưa bé vào cuộc trò chuyện

Bạn có thể chọn cách này để bé giao tiếp với người lạ: Trước tiên, bạn đón tiếp người lạ một cách thân thiện và bắt đầu cuộc trò chuyện mà không để ý tới bé nhà bạn (tất nhiên là sau khi bạn đã dạy con chào hỏi khách). Hãy để bé thoải mái với người lạ bằng cách ngồi cạnh mẹ, thậm chí úp mặt vào lưng (ngực) mẹ. Sau khi bé nhận ra rằng người lạ là người thân thiện, vui vẻ với mẹ của mình thì bé cũng sẽ tham gia vui vẻ. Khuyến khích bé đáp lại những câu hỏi của người lạ và dần dần gần gũi với người khách đó.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo