Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
9 cách tăng tự tin cho bé
08:44:50 08/05/2012
Nếu bé nhà bạn rất nhút nhát thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bé thoát ra khỏi ‘chiếc vỏ’ ốc của mình.
>> Rèn tính độc lập cho bé
>> Vun đắp sự tự tin cho bé từ sớm
>> Giúp bé tự tin
1. Ngừng so sánh
Không bao giờ là ý tưởng tốt để so sánh bé nhà bạn với bé nhà người khác, ngay cả với anh chị em ruột của bé. Thay vào đó, nên tập trung vào những điểm khác nhau giữa các bé và để cho bé biết rằng, nhát cũng là một phần đặc biệt trong tính cách của bé. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin trong bé và làm bé thoải mái hơn trước mặt người khác. Vì vậy, nếu bé nhà bạn không thích thể thao nhưng có năng khiếu hội họa thì đó cũng là một điểm đáng khích lệ. 2. Cẩn thận với từ ngữ của bạn
Khi nói về tính nhút nhát của bé, bạn có thể dùng những cụm từ như “ngại”, “chưa quen”... thay vì bảo bé là “nhát lắm”. Tương tự, nếu bé nấp sau chân mẹ và từ chối chào khách, bạn cũng đừng vội thanh minh: “Con bé nhà mình nhát lắm”. Thay vào đó hãy nói với bé: “Chắc con nhớ cô Khanh chứ? Lần trước, mẹ đã đưa con tới nhà cô Khanh chơi rồi đấy”.
3. Là ví dụ tốt
Cha mẹ nên là tấm gương thân thiện trước mặt con cái. Vì thế, nếu bạn đưa con đi dự tiệc hay tới một đám cưới, bạn nên chủ động chào hỏi và dạy con chào hỏi cô bác xung quanh. Thậm chí, bạn có thể thu hút bạn bè của bạn trong một cuộc trò chuyện ngắn, ví dụ: “Bé Nhím nhà mình thích con thỏ bông này lắm, Nhím nhỉ?”. Các bé rất thích bắt chước cha mẹ; do đó, khi nhìn thấy cha mẹ hòa nhập với người khác thì điều đấy cũng như thông điệp ngầm báo với bé rằng không có gì phải sợ cả.
4. Có kế hoạch
Trước khi bạn đưa bé tới một nơi nhất định, nên giải thích chi tiết những gì hai mẹ con sẽ làm, những người hai mẹ con sẽ gặp gỡ ở đó... Chẳng hạn, trước khi đến một bữa tiệc sinh nhật, bạn nên nói cho bé xem sẽ gặp những ai, sẽ tặng quà gì và chơi những gì (ví dụ cùng hát bài Mừng sinh nhật, ăn bánh kem...). Nếu thích, có thể cho bé mang theo một món đồ chơi vì bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có người bạn ảo vỗ về. 5. Tham gia vào các nhóm nhỏ
Một bé mới biết đi sẽ cảm thấy quá sức nếu phải chơi với một nhóm đông. Vì thế, ở độ tuổi này tốt nhất chỉ nên cho bé chơi cùng một vài người bạn. Sau đó, khi bé bắt đầu thoải mái hơn, bạn có thể giới thiệu bé với nhiều bé khác hoặc cho bé chơi cùng một nhóm đông hơn.
6. Không cứng nhắc
Nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ đẩy bé vào một nhóm chơi quá nhanh có thể làm bé sợ hãi nhiều hơn. Các bé nhút nhát rất bị xao động tâm lý trong các tình huống xã hội nhất định. Khi cha mẹ ép bé phải tham gia, điều đó chỉ làm bé lo lắng hơn và càng khiến bé không muốn thử tham gia trong thời gian tiếp theo. Nếu bé nói là không muốn chơi và cảm thấy sợ, bạn nên cho bé biết là có mẹ ở đây nhưng cũng không ép buộc bé.
7. Nhưng cũng tránh bảo bọc
Phụ huynh nên cho bé nhiều cơ hội để hòa nhập trong các tình huống mới. Nên nói với bé: “Mẹ sẽ chơi cùng con” hoặc “Mẹ biết con chưa quen nhưng cứ thử đi, mẹ sẽ ở bên con”...
8. Khen nỗ lực của bé
Ngay cả với sự tự tin nhỏ thì nên cho bé biết bạn tự hào về sự tiến bộ của bé.
9. Cho bé nhiều tình yêu
Cha mẹ cần luôn tạo cảm giác an toàn và yêu thương cho bé, vì như thế sẽ giúp bé phát triển tự tin và tự lập. Bé sẽ biết là mẹ luôn bên bé và sẵn sàng chìa tay giúp bé cảm thấy thoải mái với môi trường xung quanh. Vì thế, hãy chắc chắn rằng luôn tặng bé nhiều cái ôm và nụ hôn.
>> Rèn tính độc lập cho bé
>> Vun đắp sự tự tin cho bé từ sớm
>> Giúp bé tự tin
1. Ngừng so sánh
Không bao giờ là ý tưởng tốt để so sánh bé nhà bạn với bé nhà người khác, ngay cả với anh chị em ruột của bé. Thay vào đó, nên tập trung vào những điểm khác nhau giữa các bé và để cho bé biết rằng, nhát cũng là một phần đặc biệt trong tính cách của bé. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin trong bé và làm bé thoải mái hơn trước mặt người khác. Vì vậy, nếu bé nhà bạn không thích thể thao nhưng có năng khiếu hội họa thì đó cũng là một điểm đáng khích lệ. 2. Cẩn thận với từ ngữ của bạn
Khi nói về tính nhút nhát của bé, bạn có thể dùng những cụm từ như “ngại”, “chưa quen”... thay vì bảo bé là “nhát lắm”. Tương tự, nếu bé nấp sau chân mẹ và từ chối chào khách, bạn cũng đừng vội thanh minh: “Con bé nhà mình nhát lắm”. Thay vào đó hãy nói với bé: “Chắc con nhớ cô Khanh chứ? Lần trước, mẹ đã đưa con tới nhà cô Khanh chơi rồi đấy”.
3. Là ví dụ tốt
Cha mẹ nên là tấm gương thân thiện trước mặt con cái. Vì thế, nếu bạn đưa con đi dự tiệc hay tới một đám cưới, bạn nên chủ động chào hỏi và dạy con chào hỏi cô bác xung quanh. Thậm chí, bạn có thể thu hút bạn bè của bạn trong một cuộc trò chuyện ngắn, ví dụ: “Bé Nhím nhà mình thích con thỏ bông này lắm, Nhím nhỉ?”. Các bé rất thích bắt chước cha mẹ; do đó, khi nhìn thấy cha mẹ hòa nhập với người khác thì điều đấy cũng như thông điệp ngầm báo với bé rằng không có gì phải sợ cả.
4. Có kế hoạch
Trước khi bạn đưa bé tới một nơi nhất định, nên giải thích chi tiết những gì hai mẹ con sẽ làm, những người hai mẹ con sẽ gặp gỡ ở đó... Chẳng hạn, trước khi đến một bữa tiệc sinh nhật, bạn nên nói cho bé xem sẽ gặp những ai, sẽ tặng quà gì và chơi những gì (ví dụ cùng hát bài Mừng sinh nhật, ăn bánh kem...). Nếu thích, có thể cho bé mang theo một món đồ chơi vì bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có người bạn ảo vỗ về. 5. Tham gia vào các nhóm nhỏ
Một bé mới biết đi sẽ cảm thấy quá sức nếu phải chơi với một nhóm đông. Vì thế, ở độ tuổi này tốt nhất chỉ nên cho bé chơi cùng một vài người bạn. Sau đó, khi bé bắt đầu thoải mái hơn, bạn có thể giới thiệu bé với nhiều bé khác hoặc cho bé chơi cùng một nhóm đông hơn.
6. Không cứng nhắc
Nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ đẩy bé vào một nhóm chơi quá nhanh có thể làm bé sợ hãi nhiều hơn. Các bé nhút nhát rất bị xao động tâm lý trong các tình huống xã hội nhất định. Khi cha mẹ ép bé phải tham gia, điều đó chỉ làm bé lo lắng hơn và càng khiến bé không muốn thử tham gia trong thời gian tiếp theo. Nếu bé nói là không muốn chơi và cảm thấy sợ, bạn nên cho bé biết là có mẹ ở đây nhưng cũng không ép buộc bé.
7. Nhưng cũng tránh bảo bọc
Phụ huynh nên cho bé nhiều cơ hội để hòa nhập trong các tình huống mới. Nên nói với bé: “Mẹ sẽ chơi cùng con” hoặc “Mẹ biết con chưa quen nhưng cứ thử đi, mẹ sẽ ở bên con”...
8. Khen nỗ lực của bé
Ngay cả với sự tự tin nhỏ thì nên cho bé biết bạn tự hào về sự tiến bộ của bé.
9. Cho bé nhiều tình yêu
Cha mẹ cần luôn tạo cảm giác an toàn và yêu thương cho bé, vì như thế sẽ giúp bé phát triển tự tin và tự lập. Bé sẽ biết là mẹ luôn bên bé và sẵn sàng chìa tay giúp bé cảm thấy thoải mái với môi trường xung quanh. Vì thế, hãy chắc chắn rằng luôn tặng bé nhiều cái ôm và nụ hôn.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Dạy bé từ những việc sai (11:03:00 04/05/2012)
- Cùng bé ‘đối đầu’ với 4 nỗi sợ (09:16:00 03/05/2012)
- Giúp bé đỡ nhát (14:07:00 01/05/2012)
- 25 từ bé lên 2 có thể nói được (08:59:00 26/04/2012)
- 10 ‘mẹo vặt’ dạy con ngoan (09:11:00 24/04/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
9 cách tăng tự tin cho bé
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo